Hà Nội được mệnh danh là thành phố sông hồ. Mỗi hồ ở Hà Nội có một vẻ đẹp riêng. Trong đó, Hồ Gươm đượm một vẻ đẹp gọn xinh, được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là “Lang hoa giữa lòng thành phổ”. Một lúc nào đấy, đương nô nức chen chân giữa chốn đô hội, đây Hàng Khay, Hàng Trống, Hàng Đào, bỗng gặp một ánh nước xanh biếc thấp thoáng như nét chớp mắt cùa người con gái Hà thành. Hồ Gươm đấy!
Hồ Gươm có từ bao giờ, dường như không ai biết rõ được. Những người Hà Nội xưa nhất cũng chỉ biết rằng Hồ Gươm, cũng như Hồ Tây, đều là báu vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hồ Gươm rất rộng lớn, bao gồm cả khu Tràng Tiền, Vọng Đức, lại thông ra sông Cái qua phường Hà Khẩu (khu vực phố Hàng Buồm hiện nay). Nước hồ quanh năm xanh biếc, nên Hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV – XVIII), lực lượng thuỷ quân triều đình phát triển mạnh, thường lấy hồ Lục Thuỷ làm nơi luyện tập, do đó, hồ lại có tên là hồ Thuỷ Quân. Từ thế ki XV, hồ Lục Thủy đã có tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên “Hoàn Kiếm” gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ. Tương truyền, sau chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập dân tộc, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập vương triều Lê Sơ, đóng đô ở Đông Kinh (nay thuộc Hà Nội). Một hôm, nhà vua dạo chơi cảnh hồ Lục Thủy trên một chiếc thuyền nhỏ, bỗng có một con rùa lớn đuổi theo thuyền ngự, cất tiếng đòi lại gươm báu Thuận Thiên. Thanh kiếm thần đeo bên mình nhà vua suốt cuộc kháng chiến, bỗng tuột ra khỏi vỏ, bay về phía rùa thần. Nhanh như chớp, thần Rùa ngậm ngang thanh kiếm, lặn sâu xuống làn nước xanh thẳm, từ dưới hồ, một vầng sáng bay vút lên trời cao. Thanh gươm có khắc 2 chữ “Thuận Thiên” vốn là báu vật tình cờ Lê Lợi có được trong thời kỳ dấy binh khởi nghĩa. Tương truyền, thanh gươm này là do trời ban cho Lê Lợi để khẳng định việc Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa là thuận lòng trời, hợp lòng dân. Nay giặc đã tan, đất nước thái bình, trời lại cử thần rùa thu lại kiếm báu. Sự tích này là một huyền sử đẹp, thể hiện tinh thần yêu chuông hoà bình của dân tộc Việt Nam.
Trên Hồ Gươm có hai hòn đảo là đảo Ngọc và đảo Rùa. Đảo Ngọc vốn có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long thì có tên là Ngọc Tượng. Đến khoảng những năm 1735 – 1739, chúa Trịnh Giang xây dựng cung Thụy Khánh, đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với núi Ngọc gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã xây dựng một ngôi chùa trên nền cũ của cung Thụy Khánh, gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm 1843, chùa Ngọc Sơn được nhường lại cho một hội từ thiện để đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này bỏ gác chuông, xây dựng lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân – vị thần chủ về văn chương khoa cử – vào thờ, đổi tên là đền Ngọc Sơn. Đen năm 1865, danh sĩ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng ra hưng công tu sửa lại đền. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Văn Xương đế quân. Tượng thờ được đặt ở hậu cung, trên bệ đá cao khoảng lm, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Pho tượng Văn Xương có tư thế đứng, tay cầm bút. Phía Nam đền có đình Trấn Ba, tức là đình chắn sóng, ngụ ý là cột trụ đứng vững giũa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời. Đình hình vuông có tám mái, mỗi mái hai tầng, có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bàng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Nguyễn Văn Siêu cho xây kè đá xung quanh đền Ngọc Sơn, lại bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc – cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại. Mỗi sớm ban mai, những tia rẻ quạt bình minh hướng thẳng vào ngọn tháp và lan can tay vịn con cầu. Nấng nghiêng bóng những hàng dâu hắt xuống chân cầu Thê Húc. Chiếc cầu mầu son là màu hoa vông, màu nắng sớm, màu môi con gái Hà thành, cầu Thê Húc như một dải lụa đào vắt qua làn nước xanh của hồ Hoàn Kiếm, bên cạnh những hàng liễu buông rủ, bóng phượng lăn tăn, cành đa cổ tích, nối đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng với phố xá phồn hoa đô hội quanh hồ.
Trước đây, cầu Thê Húc được làm bằng gỗ, cột gỗ đỡ cầu, chân choãi ra, tự ghim vào lòng hồ, tay vịn cũng có những chân hình chữ “Nhân” bắt chéo, chia ra từng ô nhỏ gần giống như ô tướng sĩ bàn cờ người trong ngày hội. cầu Thê Húc đã thành quá quen thân với người Hà Nội, hầu như ít ai để ý xem có bao nhiêu chân cọc, có bao nhiêu nhịp ván, nhịp nào còn hở khe cho trẻ nhỏ thả nghiêng chiếc lá xuống gầm cầu. Năm 1952, đúng đêm giao thừa, người đi đón giao thừa lên cầu quá đông làm cho cầu Thê Húc không chịu đựng nổi, gục xuống ngay quãng giữa. Sau đó, cây cầu được xây dựng lại, vẫn giữ nguyên dáng cũ nhưng cọc chân cầu, dầm cầu, giá đỡ… đều được đúc bằng xi măng cốt thép. Các chân vẫn choãi ra, đỡ lấy vòm cong đỏ chói, đỡ lấy vòm trời bồng bềnh mây xốp phía trên cao, đỡ lấy nhũng gót chân lần đi qua tùng thanh ván. Có ai từng đến Hà Nội lại không ít nhất một lần bước chân lên nhũng tấm ván cầu Thê Húc cong cong, đặt hai bàn tay lên lan can, phóng tầm mắt ngắm tháp Rùa trầm mặc, hay đưa mắt về các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, những con đường dẫn vào phổ cổ… Riêng một chiếc lược màu son chải vào sóng tóc Hồ Gươm mỹ lệ đã đủ làm say mê, ngây ngất bao iớp thi nhân, bao tâm hồn nghệ sĩ, làm du khách bổn phương không khỏi trầm trồ. Bên cạnh kiệt tác cầu Thê Húc, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu còn cho xây dựng trên núi Ngọc Bội một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn búi lông, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), ngày nay thường được gọi là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn có tên gọi Đài Nghiên, trên đỉnh đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có ba con ếch đội lên. Trên nghiên có khắc một bài “minh” nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Từ cổng ngoài đi vào đền có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đồ, khích lệ các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành, mong ngày sau đỗ đạt. Đền Ngọc Sơn và hồ Gươm đã trở thành những chứng tích lịch sử, khơi gợi những ký ức xa xăm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, tình yêu nước cao cả, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
Hàng cây ven Hồ Gươm như một làn mi. Không thể tưởng tượng Hồ Gươm sẽ ra sao nếu vắng bóng làn mi ấy? Những cây đa, cây si, cây đề, cây gạo ở trong đảo Ngọc, rồi nhũng cây sung đại thụ cổ quái, nhũng cây me, sấu và cả nhũng cây thường chỉ thấy trong những cánh đồng xa hiện diện. Rồi bất chợt một sớm mai bỗng gặp mùa thu trong những đóa hoa vông đỏ khé một góc hô, lác đác vài cây liễu điếm trang bức tranh hồ cuối thu phẳng lặng, hoa lộc vừng đỏ hây hây rơi từng đám xuống mặt nước, giăng thành tấm thảm bồng bềnh, rực rỡ… Ai đã từng một lần ngắm Hồ Gươm từ trên cao vào buổi đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng [ăng tím rạng rỡ, xen giữa nhũng hàng phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng. Trong nấng thu vàng, hồ Hoàn Kiếm mơ màng những rặng liễu rủ bên bờ, những tán cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh. Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hô. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Hồ Gươm là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương tìm đến bên hồ chụp ảnh lưu niệm hạnh phúc lứa đôi. Trong nhũng buổi chiều hè oi ả, hồ là địa điểm thư giãn, hóng mát lý tưởng. Hàng năm, trong những ngày lễ hội lớn của dân tộc như Quốc khánh 2 tháng 9, Tết Nguyên Đán, nhân dân Thủ đô lại náo hức tập trung về Hồ Gươm để xem bắn pháo hoa, cùng chia sẻ với nhân dân cả nước và kiều bào khắp nơi niềm vui chung. Trong tâm thức của người Hà Nội xa xứ, mỗi sớm thu về lại canh cánh bên lòng nồi nhớ nhung Hồ Gươm huyền thoại. Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của Thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Bạn có thể xem thêm thông tin về du lịch Hà Nội và khách sạn Hà Nội tại đây.