Không những sở hữu kiến trúc Pháp đặc sắc, dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bảo tàng lịch sử Việt Nam… còn được xem là những điểm tham quan du lịch Sài Gòn không thể bỏ qua.
Dinh Độc Lập (dinh Thống Nhất)
Nếu ai đã đặt chân đến Sài Gòn, hãy ghé thăm Dinh Độc Lập hay còn gọi dinh Thống Nhất một lần. Nơi đây từng là công trình đẹp nhất châu Á, là nơi sinh sống và làm việc của những người quyền lực nhất chế độ cũ một thời. Trước đây dinh có tên là dinh Norodom, là một công trình do người Pháp xây dựng để làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ từ ngày 23/2/1868 đến năm 1871 hoàn thành do một vị kiến trúc sư người Pháp tên Hermite chấp bút thiết kế.
Thời đó công trình được xây dựng trên một diện tích rộng 12 ha với mặt tiền rộng 80m, với sức chứa phòng khách lên tới 800 người và hệ thống khuôn viên cây xanh. Lúc người Pháp xây dựng, phần lớn nguyên vật liệu đều chở từ Pháp sang.
Sau cuộc đảo chính năm 1962, tổng thống lúc đó là Ngô Đình Diệm đã cho xây mới dinh thự trên nền đất cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã danh giá thời đó. Cũng từ ngày khánh thành, dinh Độc Lập đã chính thức trở thành nơi ở và làm việc của các vị tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Du lịch Sài Gòn, bạn không thể không tới Dinh Độc Lập. Đây là di tích lịch sử quan trọng, là nơi chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của lịch sử Việt Nam trong những năm thế kỷ 20.
Nhà thờ Đức Bà
Không chỉ là điểm đến Sài Gòn nổi tiếng mà còn của du lịch Việt Nam, nhà thờ Đức Bà là nhà thờ Công giáo thuộc hàng quy mô và đặc sắc bậc nhất Nam Bộ. Nằm ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, Quận 1, nhà thờ Đức Bà hay còn gọi nhà thờ Chính tòa hiện thuộc tổng giáo phận Sài Gòn. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1877, do kiến trúc sư J.Bourad trúng thầu xây dựng. Sau hơn 3 năm, năm 1880, nhà thờ Đức Bà đã chính thức khánh thành với tổng số kinh phí bỏ ra là hơn 2,5 triệu franc Pháp.
Kể từ đó đến nay, trải qua biết bao biến động về lịch sử, nhà thờ Đức Bà là một tuyệt tác, là điểm nhấn của du lịch Sài Gòn. Đây là công trình có vị trí vô cùng đặc biệt, khi nằm giữa khu vực quảng trường rộng lớn sở hữu góc nhìn đẹp từ mọi phía.
Trong con mắt của nhiều người, nhà thờ Đức Bà là công trình kiến trúc cộng hưởng giữa văn hóa Đông và Tây. Rất nhiều chi tiết mang đậm hơi thở phương Đông đã được gắn lên một kiến trúc phương Tây truyền thống. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà thờ Đức Bà, bạn có thể tới đây từ thứ Hai đến thứ Sáu từ 8h30 – 10h00 sáng và 14h30 – 15h30 chiều.
Chợ Bến Thành
Người ta thường nói chợ Bến Thành là biểu tượng của thành phố, của Sài Gòn trăm năm lịch sử. Chợ Bến Thành không còn là nơi buôn bán, mà gần một trăm năm qua khu chợ này đã trở thành một phần của lịch sử của thành phố.
Chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này. Trước kia chợ nằm ven sông Bến Nghé, gần thành Gia Định nên đã được đặt tên là chợ Bến Thành. Tới năm 1911, người Pháp mới di dời chợ về vị trí như ngày nay. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912 cho tới năm 1914 thì hoàn thành và liên tục hoạt động kể từ ngày đó đến nay.
Chợ Bến Thành có tổng diện tích ước chừng hơn 13.000m2 với khoảng 1400 gian hàng, 600 tiểu thương, 4 cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra nhiều hướng phục vụ du khách. Ngôi chợ này được đánh giá là khu chợ bán lẻ quy mô bậc nhất Sài Gòn với đầy đủ các mặt hàng từ đồ bình dân tới cao cấp, từ đồ khô tới đồ tươi sống… Trong hành trình khám phá Sài Gòn, du khách nên đặt chân đến chợ Bến Thành ít nhất một lần để được cảm nhận nhịp sống tấp nập ở ngôi chợ nổi tiếng này.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Nằm ở số 2 Công xã Paris, quận 1, bưu điện trung tâm Sài Gòn cùng với nhà thờ Đức Bà được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở Sài thành. Bưu điện trung tâm Sài Gòn là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 phong cách từ kiến trúc Phục hưng, Gothic và kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp. Công trình được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886 – 1891 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng người cộng sự Foulhoux.
Ngày nay, bưu điện trung tâm Sài Gòn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách sau khi đặt tour du lịch Sài Gòn. Nơi đây hiện vẫn còn sở hữu các hộp bưu điện, bốt điện thoại cổ kính, các hàng ghế gỗ có tuổi đời đến hàng trăm năm tuổi.
Không chỉ là nơi tham quan, đây hiện còn là trụ sở hoạt động hàng ngày của bưu điện trung tâm Sài Gòn. Rất nhiều dịch vụ khác như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, chuyển phát nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa... được đưa vào phục vụ người dân và du khách.
Nhà hát lớn Sài Gòn
Với mặt tiền hướng ra đường Đồng Khởi, quận 1, nhà hát lớn Sài Gòn còn được gọi tắt là nhà hát thành phố hoặc nhà hát Lớn là một trong những công trình đa năng, chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật hay các sự kiện lớn phục vụ người dân và du khách. Lối kiến trúc chủ đạo của nhà hát Lớn là "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp do 3 kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng vào năm 1900.
Cùng với nhà hát lớn Hà Nội, nhà hát lớn Sài Gòn hiện đang lưu giữ nhiều nét Pháp độc đáo. Đó là cửa mặt tiền, các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền hay nội thất đều được sắp đặt theo đúng phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng thời đó. Hiện nay nhà hát lớn Sài Gòn được xem là điểm du lịch không thể bỏ qua của thành phố Sài Gòn.
Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh
Là một trong những kiến trúc Pháp cổ, trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do vị kiến trúc sư nổi tiếng Femand Gardès thiết kế dựa theo những lầu chuông đặc trưng. Hiện nay công trình này đã có tuổi đời khoảng 105 năm và tọa lạc ở địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1.
Trước đây, thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên tiếng Pháp là Hôtel de ville hay tên tiếng Việt là dinh xã Tây. Cái tên đó vẫn tiếp tục được sử dụng, đến thời Việt Nam Cộng hòa thì chuyển thành Tòa đô chánh Sài Gòn với ý nghĩa là nơi gặp gỡ và hội họp của chính quyền Sài Gòn. Kể từ sau giải phóng năm 1975, tòa nhà trở thành nơi làm việc của UBND TP HCM.
Tour du lịch Sài Gòn không thể đáng nhớ và ấn tượng nếu thiếu đi mảnh ghép độc đáo từ kiến trúc của trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh. Công trình này theo phong cách thiết kế chủ đạo theo dạng lầu chuông đúc cao, một kiến trúc truyền thống của miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền công trình được trang trí hình ảnh người phụ nữ Pháp kiên cường mạnh mẽ và hai bên là hai lầu chuông pha trộn giữa văn hóa Ý và Pháp của thời Phục Hưng.
Trụ sở UBND Tp. Hồ Chí Minh đã trở thành một điểm nhấn kiến trúc đặc sắc của thành phố, mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Với kho tàng lưu giữ hơn 25.000 hiện vật, bảo tàng lịch sử Việt Nam xứng đáng là một trong những điểm dừng chân tuyệt vời dành cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử của nước nhà. Bảo tàng được xây dựng năm 1927 theo lối kiến trúc “Đông Dương cách tân” của kiến trúc sư Delaval.
Trước đây, từ những năm 1929 – 1956, bảo tàng lịch sử Việt Nam được gọi là Bảo tàng Blanchard de la Brosse có tính chất là một bảo tàng mỹ thuật, lịch sử và khảo cổ. Trong giai đoạn từ 1956 – 1975, bảo tàng được đổi tên trở thành Viện bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” với ý nghĩa trưng bày mỹ thuật trong thời gian Pháp chiếm đóng. Sau khi được chính quyền cách mạng tiếp quản, năm 1979, các ban ngành đã đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Tp. Hồ Chí Minh như ngày nay.
Ngoài 25.000 hiện vật, bảo tàng lịch sử Việt Nam còn có rất nhiều đầu sách, báo và tài liệu rất có giá trị trong việc nghiên cứu các ngành khảo cổ học, dân tộc học, và sử học…
Bến nhà Rồng
Bến nhà Rồng – một điểm di tích đặc biệt của Sài Gòn, là điểm dừng chân mà những người yêu nước, muốn tìm hiểu về lịch sử giải phóng dân tộc không thể không tới.
Bến Nhà rồng ban đầu được xây dựng năm 1863 với mục đích đơn thuần chỉ làm nơi sinh sống cho viên Tổng quản lý và một phần diện tích được sử dụng làm nơi bán vé tàu. Trong thời điểm cả nước phải sống cuộc đời áp bực, bị làm nô lệ, cũng chính tại đây, ngày 5/6/1911, một người thanh niên trẻ tuổi tên là Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Tp. Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm người phụ bếp để có cơ hội sang châu Âu tân tiến, tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Hiện nay khu vực bến Nhà Rồng còn có bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh của bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh và cũng là dấu ấn của chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước. Cũng đã hơn 100 năm kể từ ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, bến Nhà Rồng cùng với di tích lịch sử bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng, điểm du lịch đặc biệt quan trọng mà không du khách nào có thể bỏ qua.
Bến cảng Nhà Rồng hiện nay nằm trên địa bàn quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Du khách có thể tranh thủ ghé thăm khu vực bến cảng Nhà Rồng sau khi đi thăm thú các công trình tiêu biểu của thành phố như dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND thành phố…
Du lịch Sài Gòn trong tầm tay của bạn, hôm nay hãy liên hệ ngay với du lịch Tầm Nhìn Việt. Chúng tôi hiện đang có chùm tour du lịch trong nước đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm cẩm nang du lịch Sài Gòn được tổng hợp chi tiết và đầy đủ bởi du lịch Tầm Nhìn Việt.