Đến những hòn đảo dưới đây, thay vì chúng ta thấy sự xuất hiện của con người thì hình ảnh những chú lợn, cua, gà, thậm chí là cá sấu lại có xu hướng áp đảo.
Đảo mèo – Tashirojima, Nhật Bản
ại Tashirojima, một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Nhật Bản chỉ có khoảng 100 người sống, còn đa số dân cư trên đảo là loài mèo bán hoang dã, gấp nhiều lần số lượng người. Hòn đảo thú vị này hiện đang trở thành điểm hút khách du lịch tại xứ sở hoa anh đào.
Đảo lợn ở Bahamas
Một đảo nhỏ ở Bahamas tự hào là “hòn đảo của lợn” bởi nơi đây có nhiều lợn hoang dã với khả năng bơi lội rất tốt.
Bãi biển lợn, hoặc hòn đảo lợn là một phần của quần đảo Exuma Cays, Bahamas. Mặc dù lợn không phải là loài động vật sống dưới nước, theo thời gian chúng đã trở thành “vận động viên” bơi lội giỏi tại đây.
Bãi tắm đẹp mê hồn không chỉ dành cho khách du lịch hay người dân. Hình ảnh một vài chú lợn nhấp nhô sau làn sóng nước cùng con người, tận hưởng làn nước trong mát đã trở nên quá quen thuộc ở đây. Bạn có thể yên tâm khi bơi cùng chúng. Những chú lợn rừng này vô hại trừ khi có ai đó cố tình chạm vào chúng hay xông đến quá gần và chụp hình. Bơi cùng lợn rừng, xem chúng bơi và nô đùa là trải nghiệm vô cùng thú vị cho du khách.
Đảo cua ở Australia
Vào mùa mưa, những đàn cua đỏ hàng triệu con ở đảo Christmas, Australia lại di cư ra biển để bắt đầu mùa sinh sản mới.
Hành trình di cư của những con cua đỏ sẽ bắt đầu từ các khu rừng ở đảo Christmas, Australia, đến bờ biển Ấn Độ Dương để bắt đầu mùa sinh sản. Mỗi đợt di cư thường niên có khoảng hàng triệu con cua đỏ trưởng thành.
Theo các nhà nghiên cứu, mùa di cư của loài cua đỏ thường bắt đầu vào cuối năm (tháng 10-12), bởi thời tiết mùa mưa giúp cho việc di chuyển của chúng thuận tiện và dễ dàng hơn. Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, nên chính quyền địa phương phải đặt các tấm biểu báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ ít nhất trong vòng một tuần.
Các cuộc di cư thường niên của cua đỏ đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây, nhưng là điều vô cùng lý thú và thu hút đối với khách du lịch.
Đảo rắn ở Brazil
Đảo Ilha de Queimada Grande – hay còn gọi là Đảo Rắn – nằm cách bờ biển Sao Paolo (Brazil) 32 km ngoài khơi, là nơi cư ngụ của hơn 4.000 con rắn độc nhất thế giới với nọc độc có khả năng làm tan chảy thịt người.
Có lẽ hòn đảo sẽ chưa thể là địa điểm du lịch lý tưởng bởi hàng ngàn con rắn cư ngụ tại đây.
Hòn đảo này thậm chí còn nguy hiểm đến nỗi chính phủ Brazil đã ra lệnh cấm người dân không được lại gần. Chỉ có duy nhất một số nhà khoa học được phép lên đảo để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Hòn đảo này có diện tích 430.000 m2 cũng là nơi duy nhất có loài rắn hổ lục đầu giáo vàng óng (golden lancehead viper) cư ngụ.
Đảo nhện – Guam, Thái Bình Dương
Khi đặt chân lên đảo Guam, bạn sẽ nhìn thấy bất cứ nơi đâu cũng là mạng nhện cùng hàng ngàn, hạng vạn con nhện lớn, nhỏ. Số lượng nhện có trên đảo Guam nhiều gấp 40 lần so với hòn đảo khác, vì đảo Guam là nhà của rất nhiều loài nhện, nguồn thức ăn ưa thích của rắn nâu, nên số lượng rắn nâu xâm chiếm và phát triển trên đảo Guam nhanh không kém gì loài nhện.
Đảo gà – Kaua’I, Hawaii, Mỹ
Nếu có cơ hội đến đảo Kaua’I, bạn có thể nhìn thấy gà xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đảo, từ ngoài đường, bãi biển, đến sân golf… Cơn bão Iniki ập vào quần đảo Hawaii năm 1992 với cường độ cao đã phân tán gà rải rác trên khắp hòn đảo.
Đảo cá sấu Ramree, Myanmar
Đảo cá sấu Ramree, Myanmar. Đây là nơi cư ngụ của hàng ngàn con cá sấu, một sát thủ tự nhiên khá “máu mặt”. Đảo Ramree nằm ở phía Đông vịnh Bengal nổi tiếng. Với số lượng cá sấu đông đảo, Ramree được xếp là một trong những hòn đảo nguy hiểm và đáng sợ nhất trên thế giới.
Các đầm lầy trên đảo là ngôi nhà tự nhiên rộng lớn của rất nhiều loài cá sấu nước mặn khổng lồ. Thường loài này lặn sâu ở dưới nước, khi phát hiện con mồi, nó sẽ ngoi lên mặt nước và áp sát con mồi.
Đảo nhện Guam, Thái Bình Dương. Khi đặt chân lên đảo, bạn sẽ nhìn thấy bất cứ nơi đâu cũng là mạng nhện cùng hàng ngàn, hạng vạn con nhện lớn, nhỏ.
Nguồn: Tổng hợp