Nằm trong thành phố Lalibela xa xôi, trên ngọn núi trung tâm, độ khoảng 645 km từ thủ đô Addis Ababa, Ethiopia là 11 tòa giáo đường thời Trung Cổ được tạc từ đá nguyên khối.
Nhà thờ được vua Lalibela thiết kế nên, ngài muốn tìm cách tái tạo thành phố Jerusalem mới trong thế kỷ 12, sau những cuộc chinh phục Hồi giáo dừng lại cuộc hành hương Kitô giáo đến vùng đất thánh.
Các giáo đường ở Lalibela được gom lại trong hai nhóm chính, nhóm thứ nhất đại diện cho Jerusalem trần tục và nhóm thứ hai đại diện cho Jerusalem thiên đường. Nằm trực tiếp giữa hai nhóm chính này là một con rãnh đại diện cho dòng sông Jordan. Kích thước của con rãnh này là 25 m và có một hồ nhỏ rửa tội bên ngoài nhà thờ.
Những giáo đường này không xây dựng bằng gạch hay đá bình thường và cũng như không có dấu vết của các mối nối trên tường. Thay vào đó, những giáo đường đã được tạc ra từ một khối đá rắn duy nhất. Khối đá rắn tiếp tục được đục khoét tạo thành cửa ra vào, cửa sổ, trụ cột, sàn, mái nhà…
Công việc tạo khắc kì công này được tiếp tục hoàn thành với một hệ thống rộng lớn của những con mương thoát nước, những con hào và những hành lang làm lễ, một số khe hở được mở đến hang động của ẩn sĩ và hầm mộ.
Một trong số những giáo đường ngoạn mục nhất của giáo hội Lalibela là Bete Giyorgis (nhà thờ Thánh George).
Nhà thờ là một khối lập phương hoàn hảo, đục trong hình dạng của một cây thánh giá và nằm trong một chiếc hố sâu 15m, với mái nhà là hình chữ thập.
Tòa Bete Medhani Alem có 5 lối đi lại được cho là nhà thờ bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới, trong khi Bete Giyorgis là một nhà thờ đá trông dạng hình chữ thập có thiết kế độc đáo, đáng chú ý nhất.
Hầu như tất cả những giáo đường ở Lalibela được sử dụng với mục đích như tên gọi ngay từ lúc mới xây dựng xong, nhưng trong đó cũng có hai giáo đường, Bete Mercoreos và Bete Gabriel Rafael có thể trước đây chúng được sử dụng như là nhà ở của hoàng gia trước khi trở thành giáo đường. Một số nội thất của giáo đường được trang trí bằng những bức bích họa tuyệt đẹp.
Nhà thờ Thánh George được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.
Nguồn: Tổng hợp