Chùa Kyaikhtiyo
Kyaikhtiyo là một trong những ngôi cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanma (Myanmar). Chùa Kyaikhtiyo toạ lạc gần thị trấn Kyaikhto, quận Thaton và nhiều người tin rằng nó được xây dựng trong thời gian Đức phật còn sống, trên 2500 năm trước. Nơi đây có một tảng dá thiêng, dược bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá.
Truyền thuyết kể rằng, sở dĩ tảng đá giữ vững được vị trí của nó là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở một vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3m nằm trên khối đá này.
Ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá tròn, hình quả trứng rất to lớn trên độ cao 1100m so với mặt nước biển. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiêng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những du khách nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều dáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như chính ta đang đứng trước Ăngkor vĩ đại. Quần thể kiến trúc to lớn này toạ lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại.
Từ dưới chân núi, bạn chỉ nhìn thấy duy nhất chỏm đá nhô ra phía ngoài, nhưng khi lên đến đỉnh, cảnh quan diễn ra trước mắt là một quần thể kiến trúc thống nhất. Ngôi chùa Kyaikhtiyo cao gần đên 30m với vô vàn tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách, đặc biệt có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Toàn bộ khuôn viên của chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ bốn hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương. Trên đường đi, du khách phải qua 20 trạm nghỉ khác nhau với các quán cóc nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn mọi người nhất là trong suốt quãng đường dài như thế, không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá rộng lớn đã che mát mọi người.
Chùa Shwe Dagon
Một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của “xứ sở chùa vàng” là chùa Shwe Dagon ở Yangon. Ngoài vẻ nguy nga tráng lệ của ngôi chùa cổ, du khách còn bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Chỉ tính riêng nội thất của ngôi chùa này gồm 100 toà nhà lớn nhỏ cũng dã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ bao quanh trang trí với khoảng 8690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Trên đỉnh tháp có một khối lượng bích ngọc khổng lồ. Về chiều, khi mặt trời chiếu vào những tấm vàng dát trên tháp, người ta phải nhắm mắt lại để khỏi bị loá bởi vẻ tráng lệ của những ngọn tháp.
Ban đầu, những ngọn tháp ở chùa Shwe Dagon được xây bằng gạch, nhưng sau đó người ta đắp các lá vàng mỏng lên bên ngoài. Theo thời gian, với lượng vàng được người hành hương dâng lên ngày càng nhiều, các lớp vàng ngày một dầy thêm. Trên đỉnh ngọn tháp còn có chiếc miện khảm 5448 viên kim cương (tổng cộng hơn 2000 carat) và 2317 viên hồng ngọc và trên đỉnh miện là một viên kim cương 76 carat. Ở đây, những tháp vàng rực rỡ, những viên kim cương lóng lánh mang một vẻ thiêng liêng nhưng gần gũi vô cùng.
Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon. Từ khách sạn, thấp thoáng qua tán cây rừng, hiện ra trước mắt du khách như niềm kiêu hãnh về khả năng sáng tạo của con người. Từ xa, Shwe Dagon hiện ra như một trái núi, và khi lên đến đỉnh đồi, du khách sẽ ngỡ ngàng như lạc vào cung điện của Ngọc Hoàng, với khoảng 1000 đơn thể hoàn chỉnh, muôn màu muôn vẻ trên một sân nền bằng phang, sạch bóng, sang trọng với ngôi tháp vàng cao lớn, lộng lẫy ở chính giữa như điểm trọng tâm của vũ trụ.
Lịch sử ngôi chùa vĩ đại này có thể tóm lược như sau: năm 1372, vua Pegu Hantavadi là Binya u đã khôi phục lại ngôi tháp cổ đã có từ trước trên đồi Dagon. Từ đó tháp có tên là Shwe Dagon (tức Dagon vàng). Lúc đầu tháp chỉ cao có 20m.
Từ các thế kỷ 16 đến 20 có 8 trận động đất gây hư hại cho Shwe Dagon. Mỗi lần tu bổ, chiều cao của tháp lại một lần được nâng lên. Trong thời gian từ thế kỷ 14 đến 15, vùng Dagon thuộc về vương quốc của người Môn nên tháp được các vua Pegu rất chú ý. Cuối thế kỷ 15, tháp đạt được chiều cao 90m. Dưới thời Nữ hoàng Shinsobu (1455-1462) sân nền được hình thành, có tường và lan can bao quanh. Cuối thế kỷ 17, tổng thể chùa Vàng vẫn chưa hoàn chỉnh như hiện tại, nhưng hình hài và kích cỡ thì ổn định từ thế kỷ 16. Chiều cao hiện nay (99m) có được sau một lần tu sửa của vua Ava năm 1774. Toàn bộ khối tháp được bao phủ bởi một lớp vàng, tổng cộng 90 tấn, không kể một lượng vàng lớn khác được dát lên hàng loạt các hạng mục công trình trong toàn thể kiến trúc.
Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanma, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao dộng và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phô Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất thế giới, có thể sánh với Ăngkor à Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.
Thành phố cổ Bagan
Bagan có tên cũ là pagan, là kinh đô cổ của một số vương quốc Pagan. Nó nằm ở vùng đất khô của trung tâm quốc gia, bờ phía Đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145km về phía Tay Nam, thuộc vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25km2 với gần 3000 đền chùa, tu viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma.
Trước đây, vùng này đã từng có 5000 ngôi tháp, đền lớn nhỏ nằm kề nhau được xây bằng gạch và đá, đều dát vàng ròng ở bên ngoài. Nhưng theo thời gian, nhiều ngôi đền, chùa giờ đã trở thành phế tích. Các nhà khảo cổ của UNESCO đã từng đánh giá Bagan là “một trong những thành quả tiêu biểu nhất của kiến trúc Phật giáo Tiểu thừa trên thế giới” và trong lịch sử kiến trúc vùng Đông Nam Á, tháp Bagan chỉ xếp sau Ăngkor của Campuchia.
Đứng bất kỳ ở vị trí nào trong vùng kinh đô cổ này, du khách cũng đều có thể thấy ngôi đền Thatbinnyu cao sừng sững, tượng trưng cho sức mạnh và niềm tin vào đạo, vào cuộc sống tương lai của người Myanma. Tương truyền, để xây ngôi đền này, các vị vua phải cần 10.000 thợ giỏi từ khắp nơi trên đất nước Myanma làm việc ròng rã trong gần 30 năm mới hoàn thành. Ngôi đền này được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 12 theo phong cách kiến trúc cổ của người Barma, người Môn với đá và gạch nung dỏ, biểu thị trí tuệ vô thượng, vô biên, của đạo Phật. Cũng giống như hầu hết các ngôi đền, chùa khác ở Myanma, đỉnh tháp của ngôi chùa được dát vàng ròng trông hết sức lộng lẫy, tráng lệ. Các quốc vương Bagan đã cho xây ngôi đền này để mỗi chiều lên đỉnh tháp ngắm hoàng hôn và cầu nguyện cho đất nước thanh bình, người dân được no ấm. Nhiều truyền thuyết kể rằng bất kỳ ai lên được đỉnh tháp vào buổi chiều thì cầu nguyện điều gì cũng sẽ được như ý.
Trong mấy trăm năm nay, người dân Myanma nào cũng mơ ước được một lần đến chiêm ngưỡng những ngôi đền cổ ở Ragan, đồng thời được cầu nguyện cũng như ngắm hoàng hôn trên đỉnh tháp cao nhất vùng này. Đối với du khách nước ngoài, đến Myanma để ngắm hoàng hôn trên đỉnh tháp Thatbinnyu là tour không thể thiếu.
Có thể bạn đang quan tâm tới thông tin Du lịch trong nước hay Du lịch Myanmar?