Vị trí địa lý
Vương quốc Campuchia còn được gọi là Căm Bốt hay Cao là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.
Diện tích Campuchia khoảng 181.040km2, có 800km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây, 541km biên giới với Lào về phía Đông Bắc và 1137km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông Nam. Nước này có 443km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2590km2 trong mùa khô và khoảng 24.605km2 về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho việc cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm của Campuchia. Khoảng 75% diện tích đất nước Campuchia nằm ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10 – 38°C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió Tây Nam từ Vịnh Thái Lan đi vào đất liền theo hướng Đông Bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió Đông Bắc thổi theo hướng Tây Nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2.
Thời tiết thích hợp nhất cho du lịch là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Trong khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, lượng mưa ít. Vào tháng 2, thời tiết bắt đầu nóng lên và nóng nhất là vào tháng 4. Mặc dù trong thời gian mùa mưa hay có mưa phùn nhưng lại là thời điểm rất thích hợp cho việc tham quan đền Angkor. Chính đặc điểm thời tiết này đã làm cho Campuchia quanh năm cây cối xanh tốt cảnh vật luôn thơ mộng.
Campuchia là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn gãn trộm và phá rừng.
Đặc điểm dân cư
Năm 2007 dân số Campuchia có khoảng 13.995.904 người, đứng thứ 65 thế giới.
Đây là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khơmer và nói tiếng Khơmer, đó là ngôn ngữ chính thức.
Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều cư dân người Việt Nam (có khoảng 12%).
Về tín ngưỡng: Phật giáo Tiểu thừa bị Khơmer đỏ huỷ diệt đã được phục hồi và trở thành tôn giáo chính thức ở Campuchia. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo đang được du nhập vào. Người Khơmer theo đạo Hồi bao gồm người Mã Lai và người Chăm. Đứng về phương diện thể chất rất khó phân biệt người Mã Lai và người Chăm ở Campuchia.
Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Khơmer, Hiến pháp Campuchia cũng cho phép người dân sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai nhằm hội nhập với thế giới bên ngoài và tạo điều kiện để thu hút du khách cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, tiếng Anh và tiếng Pháp được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền.
Kinh tế và văn hóa
Về kinh tế: Nông nghiệp Campuchia chiếm khoảng 80% lực lượng lao động. Ngành trồng lúa đóng vai trò chủ yếu và chiếm khoảng 70% đất canh tác. Nền công nghiệp của Campuchia còn khá hạn chế. Campuchia có một số trữ lượng khoáng sản như sắt, phosphat. Những loại khoáng sản đang được quan tâm khai thác là các loại đá quý. Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố, cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỷ thùng dầu và 10.000 tỷ mét khối khí đốt.
Hiện nay đã có khá nhiều tập đoàn thăm dò dầu khí, các công ty khai thác và kinh doanh dầu mỏ thế giới đang tích cực đầu tư vào Campuchia. Trong thời gian tới, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế Campuchia phát triển.
Về văn hoá: Nền văn hoá Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hoá Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hoá. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín
ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo ân Độ như Phật giáo và Hindu giáo.
Nghệ thuật kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời người Khơmer cổ đại. Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá… và các ngôi đền hoặc các con đường có những hình tạc chín đầu, vươn cao 2-3m, xoè rộng phủ bóng xuống mặt đường. Các ngôi đền hầu hết có đỉnh chóp nhọn, bôn mặt đều được chạm trổ như các bức phù điêu lớn miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ.
Người Camphuchia mặc trang phục thay đổi theo các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật. Người dân Campuchia quanh năm đều quàng khăn Krama lên cổ. Khăn Krama là vật quý giá đối với người dân Campuchia là nét đặc trưng độc đáo trong trang phục truyền thống của người dân nơi đây.
Hiện nay ở Campuchia có 25 dân tộc anh em sinh sống nên các lễ hội và các lễ nghi cũng phong phú và đa dạng, mang nhiều nét đặc thù khác nhau. Hiện nay, rất nhiều lễ I hội, phong tục tập quán độc đáo vẫn còn tồn tại.
Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chau Chnam (mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch. Lễ hội Lấy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung để thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với thần dân và mùa màng.
Lễ hội Bom Dak Ben và Pchoum Ben được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào suốt tháng 10 hàng năm, đây là lễ hội của Phật giáo lớn nhất trong năm.
Cảnh quan du lịch
Campuchia có lịch sử hơn 2000 năm văn hiến và một nền văn minh lúa nước rực rỡ của nhân loại. Cùng với lịch sủa đấu tranh dựng nước và giữ nước, con người nơi đây đã sáng tạo nên những công trình văn hoá, kiến trúc, nhiều đền chùa, nhiều di tích lịch sử, nghệ thuật, những thuần phong mỹ tục, phong tục tập quan, nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian, tôn giáo, lễ hội, nghề thủ công đặc sắc, phong phú đa dạng… Tất cả những di sản đó đều là tài nguyên du lịch nhân văn được khách du lịch nước ngoài đặc biệt thích thú.
Rừng ở Campuchia có hơn 500 loài cây trong đó có nhiều loại cây gồ quý rất có giá trị như đinh, lim, sến, táu… Khu rừng nguyên sinh ở phía Tây Nam giáp biên giới Thái Lan là khu rừng Pailen có 4 tầng tán lá. Trong các khu rừng của Campuchia có hơn 200 loài động vật, hơn 300 nghìn loài chim. Đặc biệt rừng của Campuchia còn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Hiện nay ở Campuchia có 102 khu du lịch thiên nhiên trong đó có 16 khu đã được Nhà nước công nhận.
Về biển ở Campuchia thì chất lượng rất tốt: không bị ô nhiễm và theo nhận xét của khách nước ngoài thì bờ biển của Campuchia có đủ khả năng phục vụ du lịch vì nó hội đủ những tiêu chuẩn như sạch sẽ, trong xanh, đẹp và có thể chữa bệnh hay làm nơi nghỉ ngơi thật lý tưởng. Bờ biển Campuchia kéo dài từ tỉnh KoKông giáp với biên giới biển của Thái Lan và đến Pompốt giáp với biển của Việt Nam.
Ở hai tỉnh Ko Kong, Pompot có nhiều khu du lịch biển, suối nước ngọt, có khả năng chữa được nhiều loại bệnh. Ngoài ra, còn có khu Sihanuk Ville vừa là cảng sâu quốc tế vừa là bãi biển thiên đường với những bãi cát trắng trải dài và có đồi núi nằm ở xung quanh. Bãi Koh Kong nằm giáp với biên giới Thái Lan là bãi biển rất đẹp với 237km đường bờ biển và trên 100 hòn đảo rất hấp dẫn và đặc biệt nơi đây còn có 17 thác nước liên hoàn rất đẹp và thơ mộng.
Biển Hồ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Campuchia. Khách du lịch nước ngoài thường gọi đó là Biển nước ngọt vì khi nước triều dâng cao thì không thể nhìn thấy bến bờ. Đây là hồ lớn nhất Đông Nam Á. Đó là một hồ tự nhiên, là vùng sinh thái tổng hợp, trong hồ có nhiều sản vật tự nhiên và cho đến nay vẫn là một nơi đặc biệt mà du khách muốn tìm hiểu.
Khu Rattanakiri có hồ Yak Laom cách thành phố Banlung khoảng 3km là một hồ nhỏ nhưng đây là hồ nằm trên miệng núi lửa đã tắt với rất nhiều rừng ở xung quanh thích hợp cho du khách đi tham quan. Du khách có thể đi bộ hoặc bơi với không khí vô cùng trong lành và mát mẻ.
Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, đất nước Campuchia còn có một nguồn tài nguyên nhân văn hết sức độc đáo đó là khu di tích Ăngkor Wat và Ăngkor Thom và hơn 1000 di tích khác.
Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch Campuchia. Hiện nay, Campuchia có khoảng 60 khu văn hoá lịch sử cùng với 1080 đền tháp, 16 khu lịch sử, 41 khu nhân tạo và 3810 ngôi chùa đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.
Khu liên hiệp Ăngkor là linh hồn của người Khơmer là biểu tượng về nghệ thuật và nền vãn minh của Campuchia được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ thứ 8 bởi các vua Khơmer đầy quyền lực, đã thể hiện được sức mạnh và vị trí của vương quốc Campuchia từ năm 800 – 1430 tại khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, ở Campuchia còn có những khu du lịch hiện đại ở thủ đô Phnôm Pênh cùng các vùng lân cận, thành phố Battambang, thành phố Xiêm Riệp… với các quần thể đền, chùa, cung điện hết sức độc đáo và cổ kính.
Xem thông tin và các chương trình khuyến mãi du lịch Hàn Quốc, du lịch Hồng Kông tại đây.