Vị trí địa lý
Israel (phiên âm là Ixraen) còn gọi là Nhà nước Do Thái, là một quốc gia theo chế độ Cộng hoà ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Trung Hải. Israel có chung biên giới với Liban ở phía Bắc; Syria, Jordan và Bờ Tây ở phía Đông; Ai Cập và Dải Gaza ở phía Tây Nam. Nó có đường bờ biển trông ra Địa Trung Hải ở phía Tây và vịnh Eilat ở phía Nam.
Thủ đô của Israel là Jerusalem, đồng thời đây cũng là I thành phố lớn nhất ở Israel. Tổng diện tích lãnh thổ của nước này là 20.770km2 (không bao gồm những vùng đất Israel chiếm đóng năm 1967).
Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh và mưa nhiều, thay đổi theo vĩ độ và cao độ. Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev lại khô. Tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình từ 5 – 12°c và tháng 8 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình từ 18 – 38°c. Hơn 70% lượng mưa trung bình của đất nước rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3, từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Trong tháng 1 và tháng 2, có thể có tuyết tại những điểm cao ở cao nguyên trung tâm, gồm cả Jerusalem.
Đặc điểm dân cư
Theo điều tra dân số của Văn phòng trung ương thống kê Israel, tới cuối năm 2004, nước này có 6,9 triệu dân (đứng thứ 97 trên thế giới) với mật độ dân số là 333 người/km2 (đứng thứ 19 trên thế giới). Trong tổng số dân của Israel, có 77,2% là người Do Thái, 18,5% là người Ả Rập và 4,3% là những nhóm người khác. Trong số người Do Thái, 68% là Sabras (sinh ra tại Israel), đa số là các thế hệ người Israe thứ hai và thứ ba, số còn lại là Olim (chiếm 22%) đến từ châu Âu và châu Mỹ và 10% từ châu Á và châu Phi, ngay cả từ thê giới Ả Rập.
Israel có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính thứ nhất của quốc gia đa số dân cư dùng tiếng này. Tiếng Ả Rập của thiểu số người Ả Rập và một số thành viên cộng đồng Do Thái Mizrahi và Teimani. Tiếng Anh được dạy trong các trường học và đa phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm tiếng Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng Romania và tiếng Pháp. Báo chí ở đây cũng được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên kể cả những tiếng khác như tiếng Farsi.
Kinh tế
Israel có một nền kinh tế thị trường phát triển cao cùng với sự điều tiết tích cực của chính phủ và nhờ công nghệ cao. Là một đất nước có rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, Israel phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu dầu mỏ, than đá, thực phẩm, kim cương chưa chế biến và các sản phẩm đầu vào khác, các trang thiết bị quân sự. Nước này cũng nhận một nguồn viện trợ trực tiếp đáng kể từ Hoa Kỳ, với khoảng 1,2 tỷ USD mỗi năm kể từ những năm 1970.
Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế thì năm 2006, GDP của Israel theo sức mua tương đương là 195 tỷ USD. GDP bình quân đầu người là 31.767 USD, gần bằng hầu hết các nước Tây Âu như Pháp hay Italia. Ngành công nghiệp chính bao gồm sản xuất chế biến kim loại, điện tử, chế biến thức ăn, hoá chất, trang thiết bị Vận tải. Israel có ngành sản xuất kim cương lớn, là một trung tâm sản xuất, chế biến và đánh bóng kim cương của thế giới. Đây cũng là một trung tâm lớn về phát triển phần mềm. Israel còn là điểm đến du lịch hấp dẫn.
Văn hoá
Theo Văn phòng trung ương thống kê Israel, tới’ cuối năm 2004, Israel có 76,2% là người Do Thái giáo, 16,1% là người Hồi giáo, 2,1% là người Thiên Chúa giáo, 1,6% là Druze và số còn lại 3,9% được xem là những người không có tôn giáo (gồm cả những người nhập cư từ Nga và một số người Do Thái).
Khoảng 12% người Do Thái Israel được xác định là Haredima (những người theo tôn giáo chính thống); thêm 9% là “sùng đạo”; 35% tự coi mình là “những người theo truyền thông” (không gia nhập hoàn toàn vào Đạo Do Thái Halakha) và 43% là “thế tục”. Trong số những người “thế tục” thì 53% tin ở Chúa.
Người Israel có khuynh hướng không theo một phong trào Do Thái nào (như Do Thái giáo cải cách hay Do Thái giáo bảo thủ) nhưng lại muốn xác định mức độ theo tôn giáo của mình thông qua mối quan hệ theo mức độ thực hiện nghĩa vụ tôn giáo. Trong số những người Israel Ả Rập, 82,6% là Thiên Chúa giáo và 8,4% là Druze.
Ẩm thực của người Israel ngày nay là sự hoà trộn của nhiều nền văn hoá ẩm thực. Cách nấu nướng của người Israel bản địa tương tự như với cách nấu nướng của các dân tộc Ả Rập nhưng những ảnh hưởng của phương Đông và châu Âu đối với các món ăn Israel là điều dễ nhận thấy.
Cảnh quan du lịch
Israel được coi là vùng đất của những thành phố cổ, hồ sâu nhất và những miệng núi lửa rộng nhất thế giới đã thu hút nhiều nhà khảo cổ và khách du lịch Châu Âu đến thăm.