Kiến Trúc Giếng Cổ Độc Đáo Nơi Xứ Đoài

Hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm, những cái giếng có tuổi đời hơn 4 thế kỷ cùng với những giai thoại thú vị. Những cái giếng đá ong màu nâu trầm đã tạo cho làng cổ một nền kiến trúc độc đáo…

Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng khắp cả nước như một ngôi làng Việt còn đầy đủ các yếu tố cổng làng, cây đa, bến nước, nhà cổ và đặc biệt khi đến đây còn có nhiều giếng nước với lịch sử lâu đời.

1-8b1e2

2-8b1e2

Những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng.

Làng cổ Đường Lâm xưa gồm có 9 làng thuộc tổng Cam Gía Thịnh – Huyện Phúc Thọ – Trấn Sơn Tây. Trong đó có 5 làng liền kề nhau, mỗi làng có một cái giếng khơi quanh năm nước đầy và trong được xây bằng đá ong loại tốt nhất.

Lịch sử ghi lại rằng, đời vua Lê Hy Tông (1684), đình làng Mông Phụ được xây dựng. Giếng được đào để tạo nguồn nước phục vụ việc xây cất. Nằm ở hướng đông, ngay cạnh đình, giếng như điểm chiếu từ hai đầu đao uốn mái có gắn đầu rồng nhìn xuống. Những người cao niên ở đây kể rằng: nước giếng Đình quanh năm trong vắt, người làng chỉ ra giếng đình lấy nước về ăn, làm tương chứ tuyệt đối không được tắm giặt.

Có tuổi đời 4 thế kỷ, những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi.

3-8b1e2

4-8b1e2

Ở Đường Lâm, từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng, giếng nước, đều sử dụng đá ong

Những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi. Giếng thường rộng từ 3-5m, sâu trên 10m.
Ở Đường Lâm, từ nhà ở đến cổng ngõ, cổng làng, giếng nước, đều sử dụng đá ong. Điều ấy đã tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đặc sắc.

Và mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định vị bởi những giai thoại rất thi vị. Giếng ấy, xưa kia có một cái gầu múc nước dùng chung cho cả xóm. Trai gái làng đã khéo hò hẹn nhau qua một mối dây gầu.
Chiều chiều đi gánh nước, người con trai kia đã ngấm ngầm thắt một nút trên sợi dây gầu. Và họ đã nhận ra tín hiệu của nhau. Một mối dây gầu thắt lại, ấy là hò hẹn, là dấu hiệu đêm ấy họ gặp gỡ nhau ở điểm đã hẹn.

6-8b1e2

Đêm ấy, có một cô gái trốn nhà đi chơi. Mối dây gầu như một thông điệp, như thắt chặt mối tình của đôi trai gái yêu nhau nơi thôn dã. Mối dây nên vợ nên chồng, nên ông nên bà cả trăm năm.

Nước giếng Hè, giếng Giang là ngọt hơn cả, nên nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước ở các giếng đó về dùng. Người ta đồn rằng như vậy đôi bạn trẻ kia sẽ hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Trên thành giếng xóm Hè ghi năm 1939, nhưng theo người dân, đây là năm giếng được sửa chữa. Phía sau tường là bờ ao, mực nước giếng luôn cao hơn mực nước ao.

Ở Đường Lâm, từ lâu lắm rồi người ta vẫn nhắc tới câu: “Nước giếng Hè, chè Cam Lâm”, tức là lấy nước giếng này đun sôi, pha chè ở làng Cam Lâm bên cạnh sẽ rất ngon. Hiếm có ngôi làng nào ở xứ Đoài lại nhiều giếng như Đường Lâm. Tại đây, những chiếc giếng công cộng thường được đặt ở giữa các xóm để người dân thuận tiện qua lại.

Ngày nay, làng cổ Đường Lâm nổi tiếng khắp cả nước như một ngôi làng Việt còn “nguyên bản” với đầy đủ các yếu tố cổng làng, cây đa, bến nước, nhà cổ và những chiếc giếng làng.

Về với Đường Lâm, cho dù bạn không phải là người con của quê hương ấy thì khi cất bước chân đi bạn cũng sẽ thấy đây là một quê hương của bạn. Bởi đơn giản Đường Lâm có tất cả vẻ đẹp cổ truyền và vẹn nguyên của một làng văn hiến mà hồn của muôn xưa vẫn còn hiện diện đâu đây, trong giọng nói tiếng cười, trong nếp sinh hoạt của người dân hôm nay.

Nguồn: Tồng hợp

Leave a Reply