Là một vùng đất nổi tiếng về dân ca Quan họ và các lễ hội truyền thống độc đáo. Bắc Ninh hàng năm thu hút rất nhiều lượt khách đến từ khắp cả nước đến du xuân, thưởng ngoạn cảnh đẹp và tham gia vào các lễ hội độc đáo nhằm cầu cho một năm mới làm ăn phát đạt, an lành trong cuộc sống. Hãy cùng Du Lịch Tầm Nhìn Việt điểm qua một số lễ hội du xuân nổi tiếng tại Bắc Ninh.
Hội Chém Lợn Làng Ném Thượng
Hội được diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng Âm Lịch với mục đích thờ một vị tướng tên là Lý Thượng đã từng đặt chân đến vùng đất Bắc Ninh. Tương truyền rằng, sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm trở về, vị tướng này đã cho mổ lợn để mở tiệc khao quân và người dân trong làng.
Như để cám ơn và tưởng nhớ vị tướng này, sau khi ông mất, nhân dân trong làng đã tôn ông lên làm Thành Hoàng Làng. Từ đó hàng năm, cứ vào dịp tháng Giêng, dân trong vùng lại tổ chức hội chém lợn nhằm tưởng nhớ vị tướng xưa và cầu cho một năm mới làm ăn phát đạt, an lành.
Để chuẩn bị cho lễ hội, lợn được chọn từ những con giống khỏe mạnh, phát triển tốt, không bệnh tật. Sau đó sẽ được giao cho bốn người trong làng (phải là người có đạo đức, thành đạt, gia đinh văn hóa ) nuôi dưỡng và chăm sóc. Sau khi lợn đến tuổi, trưởng làng sẽ chọn ra 1 trong 4 con lợn khỏe mạnh nhất để làm lễ tế cúng Thành Hoàng Làng.
Trước khi đến nghi lễ, người dân trong vùng tổ chức nghe dân ca Quan Họ , tham gia các trò chơi dân gian. Đến thời điểm nhất định, trưởng làng sẽ cho đoàn rước lợn (ông Ỉn) chở đến Đình để thực hiện nghi thức. Đoàn rước đi đến đâu, người dân đứng ở hai bên đường mời kẹo, rượu thịt đến đó. Lợn rước đến Đình, cả làng nhanh chân chạy đến gần ông Ỉn nhất để quan sát. Sau khi hạ lệnh, làm lễ, người thủ đao sẽ chém một nhát đứt đôi người ông Ỉn, xung quanh người dân khấn vái, thả tiền để cầu an lành, mùa màng năm mới tươi tốt.
Mặc dù với tính chất tốt đẹp, nhưng nhìn chung lễ hội đang vấp phải một số sự phản đối của dư luận bởi hình ảnh chém lợn không nhận dược sự đồng tình của một số tổ chức bảo về động vật. Nhứng với ý nghĩa tốt đẹp, lễ hội vẫn được duy trì và xứng đáng là một trong lễ hội du khách nên đến khi du xuân tại Bắc Ninh.
Hội Lim
Thường được tổ chức vào ngày 12 đến 15 âm lịch hàng năm tùy từng thời điểm. Hội được tổ chức ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20km.
Hội được tổ chức với mục đích tập hợp các liền anh, liền chị hát quan họ từ khắp Bắc Ninh về đây biểu diễn các làn điệu dân ca nổi tiếng cho người dự hội thưởng thức.
Cũng như bao lễ hội truyền thống khác, hội cũng cần có những hoạt động nghi lễ tạ ơn thành hoàng, thần linh, các trò chơi dân gian văn hóa đặc sắc.
Đến hội Lim, du khách sẽ được nghe quan họ ở khắp mọi nơi. Từ chùa, trên sông, các tư gia, cho đến trên các ngọn đồi cao. Đặc biệt, ở lễ hội còn có vô số các trò chơi như đá gà, tổ tôm, đấu vật,… mà người dân nơi đây vẫn giữ lại như một di sản.
Hội đền Bà Chúa Kho
Hội đền Bà Chúa Kho được tổ chức tại Làng Cổ Mể, tỉnh Bắc Ninh
Vào mỗi dịp đầu năm âm lịch, người dân thập phương tứ xứ đều đổ về Làng Cổ Mễ, nơi có đến thờ Bà Chúa Kho nổi tiếng để xin “vay lộc” làm ăn, cầu mong cho một năm buôn may bán đắt.
Vào những ngày này, từng đoàn xe lớn đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước nối đuôi nhau tiến về phía đền thờ để làm lễ cầu may. Cảnh hàng vạn người đi lên, cùng nhau tiến vào đền vô cùng náo nhiệt, sôi động, và ai cũng nở nụ cười mặc dù phải chen chúc, nhích từng bước một để vào đền.
Truyền thuyết kể lại rằng, bà Chúa Kho là một người đàn bà vừa có sắc lại có tài, được tin tưởng cử trông coi kho lương thực cho quân đội. Bà là người lập nên nhiều xóm làng, giúp cho dân cách cày cấy, phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho dân ấm no, sung túc. Sau khi hy sinh, để tưởng nhớ công lao, người dân trong vùng đã lập đền thờ ở vị trí kho lương xưa kia.
Chính vì truyền thuyết vậy nên dân gian quan niệm rằng: nếu đến xin lộc, “vay vốn” của bà làm ăn sẽ được điều may mắn.
Lễ hội Kinh Dương Vương
Hàng năm, cứ vào tháng Giêng âm lịch, xã Đại Đồng Thành, Bắc Ninh lại nhộn nhịp, đông đúc bởi hàng vạn người dân đến đền thờ Thủy Tổ của dân tộc Việt Nam, đó chính là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Vào 12 âm lịch, người dân xã Đại Đồng Thành sẽ làm các hoạt động như vệ sinh, tân trang lại đồ thờ tự, mang nước từ sông về để cúng quanh năm. Đến ngày 17 bắt đầu đưa kiệu xin rước bậc Thủy Tổ về đình để tế lễ mở hội. Lễ vật được cùng bao gồm lợn nguyên con, bánh chưng, bánh dày và đến ngày 25 thì kết thúc.
Trong những ngày lễ, người dân ngoài việc được xem rước kiệu, cúng bái lăng mộ của Kinh Dương Vương còn được tham gia vào nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn như: Tuồng, chèo, đu, vật,…..thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia và vui chơi.
Không chỉ riêng người dân, rất nhiều các nhà lãnh đạo đều đến đây vào ngày lễ nhằm tri ân và thờ phụng tôn vinh Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ – những bậc thủy tổ của dân tộc có công gây dựng đất nước.
Đền thờ Kinh Dương Vương được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc Gia năm 1993.
Lễ Hội Đền Đô
Hội Đền Đô là một lễ hội nổi tiếng tại Bắc Ninh nhằm tôn vinh, tri ân các vị vua thời nhà Lý đã có công khai mở một vương triều hưng thịnh, giúp cho quốc gia phát triển rực rỡ, gây dựng một nền văn hóa đồ sộ ít có ai làm được.
Lễ hội thường được diễn ra trong 3 ngày (14 đến 16) và chính hội sẽ diễn ra vào ngày 16. Người dân sẽ tạo một đám rước kiệu long trọng đi từ chùa Kim Đài đền Đền Đô. Đi đầu đám rước sẽ là một đoàn tướng võ, theo sau là binh sĩ, tướng nữ và các bô lão trong làng.
Sau khi làm lễ, tiếp đến sẽ là phần hội với các trò chơi như thả chim, chọi gà, đấu vật, hát Quan họ,…Du khách thấp phương tới đây vừa được vãn cảnh, vui chơi, vừa được dâng hương tri ân các vị vua nhà Lý. Có thể nói hội Đền Đô xứng đáng là thời điểm thích hợp cho chuyến du xuân của khách du lịch.