Chợ Bến Thành, Quảng Bình Quan, Nhà hát lớn đều là những công trình biểu tượng, xuất hiện trên các biển tên đường ở Hải Phòng, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội
Nằm trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các là biểu tượng của thành phố Hà Nội ngày nay. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 19 được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, ý nghĩa và cả tính biểu tượng. Vật liệu xây dựng là gạch và gỗ sơn son, mang đậm kiến trúc triều Nguyễn. Khuê Văn Các cùng Văn Miếu đã được công nhận là di tích Quốc gia năm 2012.
Hải Phòng
Có kiến trúc nhìn giống nhà hát lớn Hà Nội những quy mô nhỏ hơn. Nhà hát lớn Hải Phòng được coi là biểu tượng của thành phố Hoa Phượng Đỏ. Công trình được xây dựng trong 8 năm từ 1904 đến 1912. Các nguyên vật liệu hầu hết được mang từ Pháp sang. Nhà hát là nơi giao lưu văn nghệ, văn hóa, chính trị của thành phố. Nhà hát được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia năm 2015.
Thanh Hóa
Nằm trên tuyến quốc lộ Bắc – Nam, Cầu Hàm Rồng là biểu tượng của thành phố biển Thanh Hóa. Cầu được xây dựng trong 2 năm và đi vào hoạt động năm 1964. Cây cầu không chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông cho tàu hỏa và xe cơ giới, đây còn là nơi chứng kiến sự tàn khốc do chiến tranh và cả tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm vĩ đại của ông cha ta. Ngày nay cây cầu trở thành một di tích lịch sử văn hóa quan trọng và là điểm tham quan nổi tiếng ở Thanh Hóa.
Quảng Bình
Nằm bên hông quốc lộ 1 chạy vào trung tâm thành phố, Quảng Bình Quan được coi là biểu tượng của thành phố Đồng Hới nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 (triều Nguyễn) với mục đích ngăn quân Đàng Ngoài vào xâm lược. Sau nhiều lần bị phá hủy trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, công trình đã được phục dựng lại nguyên bản vào năm 2005. Quảng Bình Quan cũng trở thành logo trên các biển tên đường phố của thành phố Đồng Hới.
Huế
Nhắc đến Huế chắc chắn không ít người sẽ nghĩ đến ngay Kinh Thành Huế – Biểu tương cho triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Kinh thành Huế được xây dựng vào thế kỷ 19 dưới triều đại vua Minh Mạng. Kinh thành Huế là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật, kiến trúc xây dựng, thể hiện trình kỹ thuật cao của dân ta thời bấy giờ. Ngày nay, nơi đây trở thành biểu tượng của thành phố Huế và thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan hàng năm.
Đà Nẵng
Cầu quay sông Hàn là cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu cho sự vươn lên, phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Đây cũng chính là cầu quay đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thiết kế, thi công. Cầu thường được quay vào 11h đêm song song với dòng chảy để tiện cho tàu thuyền qua lại. Cây cầu được coi là biểu tượng của thành phố và được xuất hiện trên biển tên đường phố Đà Nẵng.
Quảng Nam
Được vinh dự xuất hiện trên đồng tiền 20.000, Chùa Cầu là biểu tượng mỗi khi nhắc đến tỉnh Quảng Nam. Chùa Cầu được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn vào giữa thế kỷ 17 và được các thương gia Nhật Bản viện trợ. Cây cầu được xây dựng mang kiến trúc của Việt Nam kết hợp với kiến trúc của Nhật. Giữa cây cầu có một ngôi chùa thờ vị thần bảo hộ xử sở, ban hạnh phúc, niềm vui đến cho mọi người. Hình ảnh Chùa Cầu trở thành logo trên biển đường phố Hội An.
Thành Phố Hồ Chí Minh
Nằm ở ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành được xây dựng từ thời Pháp thuộc và nhiều lần tu sửa qua từng thời kỳ. Nhiều gian hàng bên trong chợ đã được truyền từ nhiều thế hệ thậm chí có gian tuổi đời gần bằng khu chợ. Hơn 1 thế kỷ qua, chợ đã trở thành biểu tượng của thành phố về sự phồn thịnh, năng động, phát triển kinh tế của Sài Gòn.