Du Lịch Sóc Trăng – Về Vùng Đất Khmer Thưởng Thức Bánh Pía Sầu Riêng

Vốn là vùng đất giao thoa giữa ba nền văn hóa của dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, vì vậy cách sinh hoạt, đời sống và cả ẩm thực của Sóc Trăng luôn có những nét đặc sắc, hấp dẫn không nơi nào có được. Người dân ở đây đã khéo léo pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu đặc biệt sẽ khiến cho khách du lịch có những trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bánh cống giòn tan

Đặt chân đến Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người lái xe bán bánh cống ở dọc đường hay trong các nhà ga, khu chợ. Đây chính là một món ăn rất đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân Khmer.

Điều đặc biệt làm nên sự độc đáo và đặc biệt của bánh là ở chỗ, bánh không phải được tạo ra từ bột mì  mà là từ đậu nành trộn với gạo xay. Sau khi xay nhuyễn gạo thành bột nước, nêm chút đường, muối để vỏ bánh thêm phần đậm đà. Đậu xanh thì cần hầm chín, để nguyên hạt. Nhân bánh được làm từ tôm và thịt heo, tất cả trộn lại rồi băm nhuyễn.Bánh cống

Sau khi xong phần nhân, người ra sẽ cho bột vào khuôn hình tròn để chiên bánh (người ta gọi đó là cái cống). Khi dầu sôi, người ta nhúng khuôn vào trong chảo để không dính bột. Sau đó đổ một nửa bột vào khuôn, tiếp đến mới cho đậu xanh, thịt băm nhuyễn và một nửa phần bột còn lại. Khi bánh chín vào đều, đặt hai con tôm nhỏ lên và dừa trắng để chiếc bánh thêm phần thơm ngon, đẹp mắt.

Bánh sau khi chiên xong sẽ được sắp đẹp mắt lên đĩa, ăn kèm với rau thơm và nước mắm pha chua ngọt. Bánh cắn có vị giòn, ngọt thơm của tôm, thịt cùng vị thanh mát của rau. Chỉ đơn giản vậy thôi cũng đủ tạp nên một dấu ấn đậm nét trong chuyến du lịch Sóc Trăng của bạn,

Bún gỏi dà

Khởi đầu của món ăn chính là gỏi cuốn, sau này người dân Sóc Trăng đã khéo léo biến tấu trở thành bún gỏi dà như ngày nay. Bún gồm những nguyên liệu chính như bún tươi, giá đỗ, rau thơm, thịt ba chỉ, tôm, lạc,…những nguyên liêu quên thuộc cho món gỏi cuốn, và thêm sườn non, nước dùng ninh xương.Bún gỏi dà

Xương heo sau khi được ninh nhừ cùng với me chua và hạt đỗ tương sẽ được chan sâm sấp vào tô bún với những con tôm đỏ au, thịt ba rọi tươi ngon, giá đỗ, sườn sụn, rau thơm, đậu phộng, khó có ai làm ngơ được.

Bún gỏi dà – đặc sản Sóc Trăng – Trước khi ăn phải cho thêm ớt tương, chanh tươi mới đúng chuẩn. Từng miến bún mềm hòa chung với vị chua ngọt của nước dùng và các thành phần khác đã tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn với cả những thực khách khó tính nhất.

Bánh ống

Đây là món ăn vặt rất đỗi thân thuộc của đồng bào Khmer. Không chỉ là món quà sáng yêu thích của trẻ em, đó còn là bữa ăn nhẹ buổi chiều và ăn vặt yêu thích của người lớn. Bánh được làm từ bột gạo và trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa tươi. Bánh đưuọc hấp cách thủy trong ống tre nên được gọi là bánh ống.

Bánh ống rất nhanh chín, chỉ cần vài phút là có ngay một mẻ bánh màu xanh nhẹ thơm ngon, lại được rắc thêm dừa nào trăng và vừng nên càng hấp dẫn hơn nữa.Bánh ống

Bánh được ăn lúc còn nóng là ngon nhất. Bột mịn, dẻo, ăn có vị béo của dừa nào, vị bùi của vừng, hương thơm thoảng nhẹ của lá dứa sẽ tạo thành một cảm xúc khó quên khi thưởng thức.

Đối với người dân Sóc Trăng, bánh không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một ký ức tuổi thơ đẹp với những người con xa xứ. Dù đi đâu về đâu cũng không thể quên được món ăn dân dã, quen thuộc này.

Bánh pía

Mang nhiều âm hưởng ẩm thực của người Hoa, bánh  được kết hợp với những nguyên liệu của người dân Nam bộ, tạo thành một huơng vị rất riêng biệt và trở thành thương hiệu của Sóc Trăng nổi tiếng khắp cả đất nước. Chẳng vì thế mà nhắc tới bánh pía sầu riêng, khó có một địa danh khác chiếm được chỗ thay cho Sóc Trăng trong lòng mọi người.Bánh Pía sầu riêng

Từ Pía xuất phát theo cách đọc của người Hoa, nghĩa là bánh. Lâu dần người ta coi là tên cho loại bánh hình tròn này. Vỏ bánh được làm từ bột mì, đường. Nhân thì đa dạng như khoai môn, đậu xanh, nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sầu riêng nhân trứng muối mặn vì có hương vị đặc trưng, ăn một lần là biết đó là đặc sản của Nam Bộ.

Bánh  sau khi được nặn sẽ được đem nướng cho chín vàng, nhìn hấp dẫn với màu vàng đẹp mắt, mùi thơm đậm đà, dịu nhẹ. Tuy nhiên nếu không quen với mùi của bánh thì đây không phải là món khoái khẩu, còn nếu đã quen với mùi vị bánh sẽ không bao giờ quên cái hương vị ngọt thơm, nhưng lại ít béo này. Đã du lịch Sóc Trăng, ai cũng mua bánh pía về làm quà là vì thế.
Cháo cá lóc rau đắng

Chỉ cần nghe  tên đã nói lên được những gì thực khách sẽ được thưởng thức. Đó là gạo, cá lóc, và rau đắng. Chì cần vậy thôi là đã đủ tạo thành một món ăn đặc sản đặc trưng của người dân vùng đất Sóc Trăng. Cá lóc sau khi lấyy từ đồng về sẽ được luộc chín, lóc thịt ra để riêng đĩa, Hái thêm rổ rau đắng nữa để ăn cùng cháo ninh nhừ là đủ cho một bữa ăn nhẹ nhàng lúc chiều muộn.cháo cá lóc rau đắng

Cháo sau khi được ninh sẽ được múc ra bát, cho vào ít cá lóc, rau đắng vào để trộn chung, thêm một chút mắm, chanh vào để món ăn đậm đà hơn. Cứ thế múc ra ăn là ngon đến thấu trời. Tuy nhiên, vị đắng của rau không phải lúc nào cũng hợp ăn với nhiều người. Lần đầu ăn có thể không được hợp khẩu vị vì vị đắng át đi những hương vị khác. Nhưng chỉ đến lần thứ 2 thì vị đắng chính là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo đem lại.

Cái vị cá đồng ngọt thịt, thơm lừng kết hợp với rau giòn giòn đắng nhẹ và vị nước mắm đậm đà, chua đậm của chanh cùng với cái nóng sốt bỏng trong miệng tạo thành một hương vị khó tả, nhưng quyến rũ vô cùng.

Leave a Reply