Dải đất miền Trung đầy bão gió, nhưng lại là nơi chứa đựng tới sáu di sản thế giới được UNESCO công nhận. Những di sản này là những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ được thiên nhiên ban tặng cho nước Nam, là những giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha ta ngàn năm xây dựng. Từ những di sản này đã hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”, một chuyến hành trình thú vị và hấp dẫn mà mỗi du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch miền Trung.
1. Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)
Di tích thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km. Đây là kinh thành của nước Việt Nam thời kỳ phong kiến Nhà Hồ từ năm 1398 – 1407. Trong hồ sơ đệ trình lên UNESCO, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn kết hợp với cách xây dựng độc đáo độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thời kỳ cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15.
Được xây dựng từ thế kỷ 14 dựa trên những nguyên tắc của phong thủy, thành Nhà Hồ là minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ 14 ở Việt Nam cũng như đông Á. Theo thế phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mã và sông Bưởi (theo thế nhìn sông tựa núi). Thành nhà Hồ là đại diện nổi bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á.
2. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa của Quảng Bình, cách TP Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc. Với diện tích là 126.326 hecta, vườn quốc gia rộng lớn kéo dài đến tận biên giới và khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Lào.
Bên cạnh những giá trị lịch sử về địa chất, địa hình, địa mạo vườn quốc gia còn được thiện nhiên ưu đãi với sự đa dạng về địa lý và đa dang sinh học. Nơi đây có những cảnh quan hùng vĩ, kỳ bí ẩn chứa những bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những tòa lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đã vôi được tạo tác từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt nơi đây có hang Sơn Đoòng một trong những hang động lớn nhất thế giới. Những dòng sông ngầm dày đặc đã tạo thêm môi trường cho sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật ở nơi đây. Tour du lịch khám phá hang Sơn Đoòng là một sản phẩm mới lạ đầy hấp dẫn của du lịch Quảng Bình hiện nay.
3. Quần thể di tích Cố Đô Huế (Thừa Thiên Huế)
Kinh thành Huế là trung tâm kinh tế, văn hóa và tôn giáo của người Việt thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn (1802 – 1945), Quần thể di tích Cố đô Huế đã được xây dựng cho nước Việt Nam, Đại Nam thống nhất.
Nằm bên bờ phía Bắc của sông Hương, hệ thống kiến trúc chính và quan trọng nhất của nhà Nguyễn thời kỳ này đó là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Cùng trong cụm kiến trúc này còn có các công trình nhỏ hơn như: đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ, chùa Túy Vân… Cụm di tích này thể hiện nên kỹ xảo xây dựng bậc cao của người Việt với thế phong thủy đẹp và những hoa văn, đường nét trạm khắc tinh xảo, điêu luyện của các nghệ nhân dân gian.
4. Nhã nhạc Cung đình Huế (Thừa Thiên Huế)
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam năm 2003. Nhã nhạc là thể loại nhạc lễ của thời kỳ phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm dưới triều đại nhà Nguyễn. Nhã nhạc thể hiện lên sự nên sự thịnh vượng và trường tồn của của vương triều, bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, nhạc thính phòng và kịch hát.
5. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Cho đến ngày nay Hội An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xã, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ,…
Kiến trúc tại phố cổ Hội An vừa có sắc thái truyền thống Việt, vừa nổi lên sự giao thoa văn hóa với các nước phương Tây và phương Đông. Những con phố ngắn và hẹp, uốn lượn, chạy ngang dọc theo hướng bàn cờ. Đến với Hội An ta không chỉ thấy được những dấu vết thời gian trên trong kiểu dáng kiến trúc của công trình mà còn có thể thấy được ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương rêu phong và cây cỏ phủ kín; những mảng tường xám mốc, cũ kỹ;… hay chính trong những sinh hoạt đời thường của người dân xứ cảng nơi đây.
6. Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Nằm trong thung lũng nhỏ có đường kính 2km, bao quanh là những ngọn đồi, núi cao, Khu di tích Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ Giáo ở khu vực Đông Nam Á, đây là di sản duy nhất ở hạng mục này của Việt Nam.
Những dấu tích văn hóa Ấn Độ giáo được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể các tháp, đền thờ tạo lạc tại cố đô của quốc gia cổ Chăm-pa ngày nay là Trà Kiệu. Những ngọn tháp đã dần trở thành phế tích theo thời gian nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho tới ngày nay vẫn còn lưu giữ lại những phong cách nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật của tộc người Chăm. Đó là những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa – kiến trúc Chăm-pa cũng như của cả Đông Nam Á.