Trong một chuyến du lịch Đài Loan, nếu ghé qua những làng làm mì gạo tại Đài Bắc, bạn sẽ được trải nghiệm vào hoạt động “đan võng” những sợi mỳ gạo hết sức điêu luyện, đều màu, dẻo thơm. Nhìn những đôi bàn tay khéo léo của người làm mỳ bạn sẽ thực sự bị lôi cuốn theo, say mê ngắm nhìn. Người dân Đài Bắc kể lại rằng mì gạo vốn không phải có nguồn gốc từ Đài Loan mà được du nhập từ tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc đại lục.
Những sợ mỳ tạo truyền thống tại Đài Bắc được làm tỉ mỉ và cẩn thận, đòi hỏi kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm của những người dân lành nghề.
Chọn gạo là công đoạn quan trọng nhất để quyết định chất lượng của mỳ gạo, sau khi được chọn, gạo sẽ được sàng sảy kỹ lưỡng, vo sạch rồi đem ngâm với nước ấm từ 6 – 8 tiếng rồi cho vào máy nghiền thành bột. Bột sẽ được tiếp tục làm thành hồ, rồi tiếp tục đưa vào máy cán, rồi sang máy đùn ra các sợi mỳ dài. Cuối cùng là công đoạn vắt những sợi mỳ trắng tinh như những chiếc võng để phơi khô.
Khi đến các làng làm mỳ tại Đài Bắc bạn sẽ choáng ngợp trong mày trắng của những giàn mì gạo phơi tựa như những chiếc võng được đan một các tỉ mỉ bao quanh nhà và các vườn cây.
Có 2 loại mỳ nổi tiếng nhất Đài Loan là Tân Trúc và Fengkeng, với mỗi loại có một hương vị và đặc tính riêng. Với mỳ Tân Trúc do được nhận nhiều ánh mặt trời và gió nhờ khí hậu mát mẻ của vùng, nên những sợ mỳ có độ co giãn tốt và không bị nát khi đun. Fengkeng cũng có được kinh nghiệm sản xuất mỳ gạo hơn 1 thế kỷ nên nơi đây cũng trở thành một địa điểm làm mì gạo nỏi tiếng.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại mỳ này thuộc về công ddaonj chế biến cuối cùng. Mì Tân Trúc được hấp trước rồi mới phơi khô nên vẫn giữ được hương vị gạo thơm ngon đã được lựa chọn kỹ lưỡng. Còn mỳ Fengkeng được luộc trước khi phơi khô để tăng độ dai.
Mỳ gạo là một món ăn vô cùng nổi tiêng của Đài Bắc. Nếu có dịp đến với Đài Bắc hay Đài Loan bạn nên mua về để làm quà tặng cho người thân.