Ở mỗi quốc gia khác nhau, phong tục tập quán, quan niệm văn hóa khác nhau, người ta cũng có những hình thức chào hỏi hoàn toàn khác nhau. Càng đi du lịch nhiều, bạn càng nên tìm hiểu về những cách chào hỏi làm quen với người dân địa phương để có thể dễ dàng thấu hiểu hơn về văn hóa của họ.
1. Mỹ
Cách chào hỏi phổ biến nhất ở Mỹ là bắt tay. Những người mới gặp nhau sẽ dùng cách này để làm quen. Họ thực hiện nó bằng cách đưa cùng một tay, tay trái với tay trái hoặc tay phải với thay phải.
Để có những ấn tượng khác nhau, người Mỹ sau khi nắm được tay đối phương, cả hai có thể giữ nguyên một lúc, siết chặt hay đưa lên đưa xuống để thể hiện cho những mục đích tình cảm nhất định nào đó.
2. Philippines
Bạn có biết tên gọi cho cách chào truyền thống của người Philippines là gì không? Đó là Mano, cử chỉ chào hỏi thể hiện một sự kính trọng tối đa với người lần đầu gặp mặt.
Mano khá dễ thực hiện, bạn cần phải nắm nhẹ nhàng bàn tay của đối phương, thường sẽ là tay phải, rồi cúi đầu chạm phần trán của mình vào mu bàn tay họ. Như thế là bạn đã thực hiện thành công Mano vô cùng lịch sự rồi đấy.
3. Nhật Bản
Tại quốc gia qui củ và phép tắc như Nhật Bản thì việc chào hỏi nhau là không thể thiếu. Khi người Nhật gặp nhau, họ sẽ cúi gập người về phía người được chào hỏi. Điều đó thể hiện sự trang nghiệm, lịch sự và thái độ tôn trọng của người chào hỏi.
Tùy theo giới tính, nam giới và nữ giới sẽ thực hiện nghi thức này khác nhau một chút. Nam giới sẽ cúi chào với hai tay đặt dọc người, còn nhữ giới lại đặt tay lên đùi. Cả hai cách này đều cúi gập người, thời gian và góc độ gập người cũng tùy thuộc tính trang trọng của mối quan hệ.
4. Ấn Độ
Cử chỉ chào truyền thống của người Ấn Độ gọi là “Namaste”. Tư thế chào này giống với tư thế khấn Phật tại Việt Nam, ở Ấn Độ gọi là tư thế “Anjali Mudra” và họ nói “Namaste”.
Thường thì khi chào tư thế Anjali Mudra, người Ấn Độ sẽ chắp hai tay ngang ngực, phía trái tim, tuy nhiên, họ cũng có thể chào nhau với tư thế chắp tay cao ngang mặt.
5. Thái Lan
Cách chào hỏi của người Thái khá giống người Ấn Độ, cũng là hai bàn tay chặp lại theo tư thế khấn, chỉ khác tên gọi, thay vì “Namaste” thì người Thái Lan gọi đó là “wai”.
Khi gặp người bề trên hay đáng tôn kính, họ thường kết hợp “wai” với tư thế hơi cúi đầu nhằm thể hiện sự kính trọng với đối phương.
6. Pháp
Đất nước đầy thơ mộng và lãng mạn như Pháp có một cách chào vô cùng tình cảm. Đó là “faire la bise”.
Với “faire la bise”, hai người – bất kể nam hay nữ sẽ tiến lại và hôn lên má của nhau. Thông thường, chỉ một trong hai người có thể thực sự hôn lên má đối phương và người còn lại thì sẽ phải hôn gió.
7. New Zealand
Những thổ dân Maori ở New Zealand có một nghi thức chào hỏi vô cùng thú vị. Thay vì nắm tay, chắp tay, họ thực hiện nghi thức “hongi”, đó là chạm trực tiếp trán và mũi vào nhau trong khi nhắm mắt. Nếu bạn làm thế với họ, bạn sẽ được coi ngang như là cư dân bản địa vậy.
“Hongi” mang một ý nghĩa rất linh thiêng. Khi bạn chạm trán và mũi vào người khác nghĩa là bạn và người đó đang trao đổi cho nhau hơi thở của sự sống và giúp họ cảm nhận được linh hồn của đối phương.
8. Botswana
Nếu lần đầu học chào hỏi theo kiểu Botswana, bạn sẽ khó mà ghi nhớ ngay được, vì nó khá phức tạp với 3 bước:
- Đưa bàn tay phải về phía trước, trong khi bàn tay trái nắm lấy cánh tay hoặc cùi trỏ tay phải.
- Hai người nắm lấy bàn tay nhau, còn ngón tay cái chạm vào mu bàn tay của đối phương.
- Hỏi thăm sức khỏe của đối phương theo ngôn ngữ bản địa “Lae kae?”
9. Mông Cổ
Người Mông Cổ sẽ quàng lên cổ bạn hoặc trao cho bạn một chiếc khăn lụa trong lần gặp gỡ đầu tiên. Đừng ngạc nhiên, đó là cách họ bày tỏ sự chào đón dành cho bạn.
Chiếc khăn lụa ấy gọi là Khata, nó có màu xanh tượng trưng cho bầu trời, và khi nhận khăn, bạn nên cúi người dùng hai tay đỡ khăn hoặc cúi thấp đầu để thể hiện sự tôn trọng chủ nhà.
10. Ả-rập Saudi
Người Ả-rập Saudi nói riêng và người Hồi giáo nói chung thường chào đón nhau bằng một cái bắt tay cùng lời chúc “As-salamu alaykum” (Cầu cho bình an đến với bạn).
Sau đó, nếu hai người đều là nam giới thì có thể tiến thêm một bước bằng cách đưa tay trái nắm lấy vai phải của đối phương và chạm mũi vào nhau.
11. Hy Lạp
Khi gặp người quen, người Hy Lạp thường chào hỏi nhau bằng cách đưa tay lên vỗ rồi nắm lấy vai của đối phương, hoặc ôm rồi vòng tay để vỗ vào lưng của đối phương.
12. Kenya
Người Kenya cùng nhau nhảy múa và thi xem ai nhảy cao hơn trong lần đầu gặp mặt.
Khi chào đón người lạ, những chiến binh bộ lạc Masai tại Kenya sẽ thực hiện nghi thức “adamu”. Theo đó, mọi người cùng nhau đứng quây thành vòng tròn và nhảy múa để thi xem ai nhảy được cao nhất.
13. Malaysia
Người Malaysia thường chào hỏi nhau bằng cách đưa hai tay về phía trước, chạm vào ngón tay nhau và nói “Salam”. Sau đó, họ sẽ thu tay lại rồi đặt tay phải lên ngực trái của mình nhằm biểu thị sự chân thành với người đối diện.
14. Tây Tạng
Khi gặp nhau, người Tây Tạng thường vừa chào hỏi, vừa hơi thè lưỡi ra ngoài để thể hiện sự vui mừng của mình.
Đây là một phong tục truyền thống dựa trên niềm tin về sự luân hồi tại Tây Tạng: Tương truyền, một vị vua bạo chúa ở thế kỷ thứ 9 có chiếc lưỡi màu đen rất đặc trưng. Sau khi chết đi, người ta thường thè lưỡi ra để chứng minh bản thân mình không phải là kiếp sau của kẻ độc ác này.