Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng ở Bắc Lào là di tích lịch sử nổi tiếng ở Lào. Cánh Đồng Chum có từ bao giờ, hình thành như thế nào và tại sao lại có những chiếc chum khổng lồ nằm rải rác trên những diện tích rộng đến vậy vẫn đang là câu hỏi thách thức các nhà nghiên cứu và đó cũng là một trong các lý do thu hút khách du lịch về đây.
Toàn bộ số chum của Cánh Đồng Chum nằm rải rác trên địa phần tỉnh Xiêng Khoảng của Lào. Theo số liệu của những nhà khảo cổ thì hiện nay số chum khổng lồ tìm được vào khoảng 700 chiếc. Đặc biệt, khi du khách du lịch Lào, ghé thăm cánh đồng chum sẽ thấy ở những chiếc chum này là ở khối lượng và kích thước của chúng. Những chiếc chum được làm từ đá cẩm thạch, đá ong, đá vôi với hình dạng khác nhau, miệng lồi, miệng tròn và nặng trung bình 6 tấn, đường kính 0,8m và cao tới 2,5m. Sau khi được đo carbon, số chum khổng lồ này được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 3000 năm.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời chính thức về xuất xứ của Cánh Đồng Chum, điều đó càng tạo cho Cánh Đồng Chum một sức hút mãnh liệt của những bức màn bí ẩn che phủ. Cánh Đồng Chum đã bị tàn phá nặng nề sau thời kỳ Mỹ rải bom biên giới Việt – Lào. Với những giá trị khảo cổ đặc biệt và được coi là dấu ấn của một nền văn minh đã mất, đáp ứng tiêu chí III trong Luật Di sản văn hoá thế giới, Cánh Đồng Chum đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 2001. Sau ba thiên niên kỷ giữa mưa dập gió vùi, thời gian và chiến tranh khắc nghiệt, Cánh Đồng Chum vẫn sừng sững trở thành biểu tượng của đất nước Triệu Voi thu hút khách du lịch Lào cả trong và ngoài nước.
Lịch sử Cánh Đồng Chum
Cánh Đồng Chum ra đời vào thời gian vùng đất Xiêng Khoảng nằm dưới sự tự trị của bộ tộc Puôn. Truyền thuyết cho rằng thủ lĩnh bộ tộc là Lao Thoeng lúc đó sau khi đánh thắng các bộ lạc lân cận đã tổ chức khao quân. Ông cho làm những chiếc chum khổng lồ để đựng rượu và Cánh Đồng Chum là dấu tích của những chiếc chum đó.
Tuy nhiên có một giả thiết khác đưa ra cũng không kém phần thuyết phục. Cánh Đồng Chum vốn là một nghĩa địa cổ khổng lồ. Như chúng ta đều biết, cư dân khu vực Đông Dương thời xưa có tục lệ chôn người trong những chiếc chum lớn gọi là mộ chum. Sau khi những nhà khảo cổ có uy tín của UNESCO khảo cứu, họ đã tìm thấy rất nhiều dấu vết xương người trong những chiếc chum khổng lồ. Phải chăng đây là những ngôi mộ chum? Kết luận đó vẫn còn treo lơ lửng bởi các nhà khoa học sau khi phân tích carbon những bộ xương đã ngạc nhiên nhận ra rằng những bộ xương đó có niên đại còn lớn hơn cả những chiếc chum.
Tuy chưa hẳn thuyết phục được mọi người nhưng giả thiết Cánh Đồng Chum là một nghĩa trang cổ vẫn được giới khoa học thừa nhận bởi sau đó đã có nhiều nghiên cứu bổ sung cho sự đúng đắn của giả thiết này. Như khi nghiên cứu về bộ tộc Puôn, cư dân trong vùng đất này trong thời kỳ Cánh Đồng Chum hình thành, ông Colani đã phát hiện ra phong tục chôn người chết trong chum theo truyền thống của bộ tộc. Nhận định của ông càng được củng cố khi giới khảo cổ học tìm thấy rải rác những nồi đất đựng xương người chôn xung quanh những chiếc chum.
Chum được nằm rải rác trong toàn bộ địa phận Xiêng Khoảng, nhưng cho tới nay, do vấn đề an toàn cho du khách lựa chọn du lịch Lào nên chỉ có 3 địa điểm du khách được phép tham quan quanh Phonesavanh đó là: địa điểm 1 hay Bản Ang, địa điểm 2 hay Lắt Sén và địa điểm 3 hay Bản Sua, cách Phonesavanh theo thứ tự 12, 23 và 28km, tổng diện tích ở đây là 1000km2.
Địa điểm 1 hay Bản Ang
Địa điểm 1 nằm trên một ngọn đồi lộng gió, cao 1000m, ít cây cối, xung quanh là một khu rừng thưa, xa xa là dãy Trường Sơn trập trùng trong nắng sớm. Lối lên Cánh Đồng Chum là những bậc thang thoai thoải được nện đá núi cẩn thận. Bước qua bậc thang cuối cùng phía trên là cả một cánh đồng rất nhiều chum đứng phơi nắng hay nằm ẩn hiện dưới tán cây xanh. Đây là địa điểm có số lượng chum lớn nhất với khoảng 250 cái.
Địa điểm 2 và địa điểm 3
Địa điểm số 2 hay Lắt Sén có khoảng 100 chiếc chum. Địa điểm 3 hay Bản Sua cũng có khoảng 300 chiếc chum. 250 chiếc chum còn lại nằm rải rác ở 3 địa điểm còn đang được rà dọn mìn.
Ngày nay Cánh Đồng Chum đã trở thành một di sản văn hoá đặc sắc của Lào. Đây là điểm thu hút khách du lịch Lào hằng năm tìm đến Cánh Đồng Chum tham quan, nghiên cứu. Sân bay Cánh Đồng Chum cũng được Chính phủ Lào đầu tư, nâng cấp nhằm phục vụ du khách. Cánh Đồng Chum đã trở thành điểm đến đầy lý thú dành cho những ai muốn tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hoá và một bí ẩn của đất nước Triệu Voi.
Đọc thêm du lịch Thái Lan tại đây!