Pháo đài Delhi còn có tên là Lai Qilah hay Lai Qila có nghĩa là pháo đài Đỏ nằm ở thủ đô Delhi – Ấn Độ, được USESCO công nhận là một di sản thế giới.
Pháo đài Đỏ là cung điện dành cho hoàng đế MUghal ở thành phố Shahjahanabad, thành phố hồi giáo thứ 7 tại Delhi. Pháo đài nằm ở phía Tây của Shahjahanabad và có tên này bắt nguồn từ những bức tường khổng lồ bằng đá sa thạch đỏ ở bốn phía. Bức tường dài 2,5km và có chiều cao từ 16 đến 33m.
Nằm dọc bờ sông Yamuna, xung quanh Pháo dài Đỏ có rất nhiều con hào men theo các bức tường. Bức tường nằm ở góc Đông Bắc gần với một pháo đài cổ hơn có tên là Salimgarh – một pháo đài phòng vệ được xây vào năm 1546. Vào thế kỷ thứ 18, những người chiếm đóng và kẻ cướp đã phá huỷ một số phần của lâu đài. Sau cuộc nổi dậy của binh lính An Độ trong quẤn Đội Anh vào năm 1857, Pháo đài được sử dụng như một tổng hành dinh, binh lính Anh đã chiếm đóng và phá hoại phần lớn sảnh đường và các khu vườn của nó. Một chương trình phục hồi những phần còn lại của Pháo đài bắt đầu vào năm 1903.
Những bức tường của Pháo đài được trang trí rất kỹ càng và được khớp lại với nhau bằng những đường kẻ nối lớn dọc theo các khu vực cao hơn. Chúng mở ra tại hai cổng chính là Delhi và Lahore. Lahore là cổng vào chính, nó dẫn đến một đường phố dài có tên là Chatta Chowk, nơi có những bức tường cùng những quầy cửa hàng. Chatta Chowk dẫn đến một không gian mở lớn, nơi giao với phố phía Bắc Nam. Cuối phía Nam của con phố này là cổng Delhi. Cùng trục với cổng Lahore và Chatta Chowk ở phía Tây của không gian mở là Naqqar Khana (nhà trống) – cổng vào chính cho lâu đài. Phía xa cổng này là một không gian mở lớn khác, ban đầu được dùng làm sân trước của Diwan-i-Am – sảnh đường lớn cho các thính giả hoàng gia. Một ban công trang trí lộng lẫy nơi ngự của hoàng đế được đặt ở trung tâm của bức tường phía Đông Diwan.
Chỗ ở riêng của Hoàng đế nằm ở phía sau ngai vàng, bao gồm một dãy nhà nhô ra nằm dọc theo cạnh phía Đông của pháo đài, nhìn xuống sông Yamuha. Những dãy nhà nhô ra này được nối với nhau bằng kênh đào Liene. Quần thể cung điện và tại Pháo đài Đỏ là một trong những ví dụ xuất sắc nhất của phong cách Mughai.
Hai sảnh đường ở phía cực Nam là lâu đài dành cho các quý bà có tên là Mumtaz Mahal (hiện nay là một bảo tàng) và một sảnh đường lớn hơn có tên là Mahal rất nổi tiếng vì có trần nhà mạ vàng với trang trí tinh xảo và bể bơi bằng đá cẩm thạch. Sảnh đường thứ ba là Khas Mahal có phòng ngủ của Hoàng đế. Bên trong bao gồm phòng ngủ, phòng cầu nguyện, hành lang và Mussaman Burj, môt toà tháp xây dựng áp vào tường của pháo đài mà từ đó Hoàng đế có thể đứng trước dân chúng trong các nghi lễ hàng ngày. Đại sảnh tiếp theo là Diwan-i-Khas – một phòng lớn được trang hoàng lộng lẫy dùng để làm nơi gặp gỡ của triều đình.
Ở phía Bắc là một khu vườn có tên là Hayat Bakhsh Bagh cắt xuyên qua bởi hai kênh đào nước. Một sảnh đường nằm ở cuối kênh đào ở phía Bắc Nam và một sảnh đường khác được xây vào năm 1842 bởi Hoàng đế cuối cùng Bahadur Shah Zafar tại trung tâm của bể bơi – nơi hai kênh đào gặp nhau.
Pháo đài Đỏ là một trong những điểm du lịch được ưa thích nhất tại Delhi, mỗi năm nó thu hút hàng triệu khách du lịch.
Thông tin du lịch Ấn Độ.