Vị trí địa lý
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) có tên chính thức là Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ thủ đô là Ancara, thành phố lớn nhất là Istanbul. Đây là một quốc gia nằm trên cả lục địa Âu – Á, phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia ở phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với Bulgaria ở phía Tây Bắc; Hy Lạp ở phía Tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía Tây Bắc; Iran ở phía Đông, Iraq và Syria ở phía Đông Nam. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn có biên giới với Biển Đen ở phía Bắc; biển Aegae và biển Marmara ở phía Tây; Địa Trung Hải ở phía Nam.
Khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, du khách sẽ thấy rằng lãnh thổ của nước này có hình chữ nhật và rộng 1660km. Diện tích Thổ Nhĩ Kỳ không tính các hồ là 814.578km2 trong đó 790.200km2 nằm ở bán đảo Anatolia thuộc châu Á và 24.378km2 nằm ở châu Âu. Biên giới trên bộ của Thổ Nhĩ Kỳ tổng cộng là 2573km và dường bờ biển là 8333km.
Thổ Nhĩ Kỳ có khí hậu ôn hoà Địa Trung Hải với mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm, ở các vùng khô cằn bên trong thì điều kiện thời tiết còn khắc nghiệt hơn. Mùa đông ở nước này rất lạnh, có tuyết nhiều tháng trong năm còn mùa hè thì khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 20°C.
Đặc điểm dân cư
Theo điều tra dân số năm 2006 thì Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 67,8 triệu người, hiện nay có khoảng 71 triệu người, đứng thứ 17 trên thế giới với mật độ dân số là 90 người/km2, đứng thứ 82 trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Thổ chiếm đa số, một số dân tộc thiểu số đã được xác định chính thức là: Abkhazia, Albania, Ả Rập, Bosna, Chechen, Circassia, Kurd, Laz,…
Cộng đồng dân tộc không phải Thổ lớn nhất là người Kurd, một nhóm dân tộc riêng biệt tập trung ở phía Đông Nam. Cuộc điều tra dân số năm 1965 cho thấy 7,1% dân số sử dụng tiếng Kurd làm ngôn ngữ chính và số người biết tiếng này chiếm 12,7% tổng dân số.
Kinh tế
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là sự hoà trộn phức tạp giữa thương mại và công nghiệp hiện đại. Năm 2005 trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống vẫn chiếm tới 30% lực lượng lao động. Thổ Nhĩ Kỳ có khu vực kinh tế tư nhân mạnh và phát triển nhanh, nhưng nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp cơ bản như ngân hàng, vận tải và viễn thông.
Trước 1980, nền kinh tế của nước này phát triển rất mạnh mẽ. Trong thập niên 1980, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một số chính sách cải cách kinh tế nhằm phát triển mạnh kinh tế tư nhân và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn thứ 17 và có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 4 trên thế giới. Đây cũng là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng phát triển, mỗi năm khai thác 900.000 tấn crôm (đứng đầu thế giới), trữ lượng dầu lửa 139 triệu tấn, sản lượng dầu khoảng 3 triệu tấn/ năm. Ngoài ra còn có công nghiệp dệt, chế tạo máy, chế biến thực phẩm cũng tương đối phát triển. Sản phẩm công nghiệp chiếm 29% GDP (2005). Nông nghiệp phát triển mạnh với sản phẩm chiếm khoảng 13% GDP. Ngành du lịch của Thổ cũng khá phát triển, mỗi năm đem lại 8-10 tỷ USD. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2006 là 4710 USD.
Văn hoá
Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hoá rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của, châu Âu và các truyền thống Hồi giáo. Sự tự do thể hiện nghệ thuật ở nước này được tôn trọng rõ rệt do Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo để trở thành một quốc gia hiện đại. Chính phủ nước này đã đầu tư khá nhiều vào nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cùng nhiều ngành khác.
Hiện nay, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Do còn nhiều yếu tố lịch sử vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ nên văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và Tây phương hoá, cộng với cảm giác sự cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử, đó cũng là lí do du khách du lịch tới đây sẽ có cảm giác vừa thân quen vừa mới mẻ.
Trên danh nghĩa, có 99% dân số theo Hồi giáo, đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni, chỉ có khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi, 1% còn lại, đa số là người Thiên Chúa giáo.
Cảnh quan du lịch
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia rất đặc biệt, nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, với diện tích trải dài trên cả 2 châu lục Á và Âu. Thành phố đông dân nhất Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul với gần triệu dân với những thắng cảnh tuyệt đẹp. Thành phố về đêm rực rỡ ánh đèn và vô cùng yên ả, ban ngày, đứng trên bờ biển, trước những thảm cỏ xanh mướt trải dọc công viên cảm thấy vô cùng thanh thản.
Điều độc đáo khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ là ở ngay giữa lòng có đến 2 chiếc cầu nối liền hai châu lục. Thật lý thú khi đứng ở độ cao hơn 1000m, nơi đặt tháp truyền hình, một bên là châu Á, một bên là châu Âu. Chỉ một bước chân là du khách đã sang được châu lục khác rồi.
Nơi dây còn có vịnh biển Bodrum – một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Từ máy bay nhìn ra vịnh biển này, du khách sẽ thấy cả một rừng cột buồm dứng sừng sững trên biển. Cảnh vật ở đây vô cùng quyến rũ, quyến rũ du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nói tới thành phố cảng Bodrum là nói tới thuyền buồm. Nơi đây đã từng dóng những chiếc tàu chiến từ năm 300 TCN. Bodrum nổi tiếng không chì có vịnh đẹp mà còn nổi tiếng bởi tên tuổi của những xưởng đóng thuyền cỡ lớn, trong đó có xưởng thuyền buồm nổi tiếng thế giới Icmeler. Những cánh buồm lộng gió và những cột buồm trắng muốt đã làm cho biển Bodrum có một nét độc đáo mà nhiều vịnh biển trên thế giới không có được.
Đến Bodrum, du khách còn có cơ hội đi thăm lâu dài của thánh Peter nổi tiếng, được xây dựng từ đầu thế kỷ 15 với 7 cổng lớn, đi cả ngày cũng không hết. Lâu dài có những toà tháp của nước Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức), thăm bảo tàng khảo cổ dưới đáy biển – bảo tàng khảo cổ đầu tiên và duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây trưng bày các xác tàu, những chiếc bình cổ, đồ đồng, dồ thuỷ tinh được khai quật từ dưới đáy biển. Rồi du khách thăm lăng mộ của vua Mausolos, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, tồn tại từ hơn 1500 năm nay và thăm nhà hát cổ trêh đồi Gokepe…
Riêng phần lãnh thổ thuộc châu Á đã có đến 9 địa danh được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới của UNESCO, như Vườn quốc gia thung lũng Goreme và khu núi đá Cappadocia, Nhà thờ Hồi giáo lớn và Bệnh viện Divrigi, Khu phố lịch sử của Istanbul, Di chỉ khảo cổ thành Troia.
Thông tin chi tiết về tour du lịch Châu Âu tại đây.
Nguồn: Sưu tầm.