Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây Giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo Đông Dương cong cong hình chữ S với diện tích 329.314km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất liền và hơn 4.200 km2 biển nội thủy với hơn 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ.
Địa hình Việt Nam thấp dần theo hương Tây Bắc – Đông Nam với dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Núi cap trên 2000m chỉ chiếm 1%. Nhưng dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-păng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m).
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiêt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới giớ mùa ầm không thuần nhất trên lãnh thổ Việt Nam hình thành nên hai đới khí hậu rõ rệt: Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam; Miền Nam từ (đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
Việt Nam cũng có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Hai con sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê-Kông tạo thành hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, đất dai phì nhiêu.
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, vẹc, vượn, mèo rừng. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy… Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, vườn quốc gia Cát Bà, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Pù-mát, vườn quốc gia Bạch Mã, vườn quốc gia Côn Đảo…
Đặc điểm dân cư
Dân số Việt Nam hiện nay đạt gần 85 triệu người với mật độ dân số khá cao 254 người/km2, gồm 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa và người Khơ-me) sống tại các vùng trung du và miền núi. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất là dân tộc Tày, Thái, Mường, Khơ Me, Hoa, Nùng, Hmông, Dao, Giarai, Êđê, Chăm, Sán Dìu. Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đông bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.
Ngôn ngữ chính là tiếng Việt. Bên cạnh đó còn có các ngôn ngữ khác của dân tộc thiểu số như Thái, Chăm, Khơ Me, Eđê. Ở vùng núi phía Bắc Việt Nam còn có 5 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số Dao, Hà Nhì, Ksing Mul, La Chí, Xá Phó.
Kinh tế
Việt Nam khởi điểm là một nền kinh tế nông nghiệp tập trung đang dần phát triển và đi lên từ sau sự tàn phá của chiến tranh. Chính sách Đổi Mới năm 1986 đã quyết định thay đổi nền kinh tế bao cấp của Việt Nam sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế được mở rộng hơn. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng hơn 8% hàng năm. Tổng sản phẩm quốc nội đạt 40 tỷ USD (năm 2005) đứng thứ hai trong khu vực sau Trung Quốc.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo, sản phẩm may mặc, vải vóc, đầu thô, hạt điều, cao su, thuỷ sản.
Hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục các nỗ lực tự do hoá nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Số lượng du khách đến Việt Nam ngày càng tăng hơn so với những năm trước.
Việt Nam dã là thành viên tổ chức kinh tế ASEAN năm 1997. Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đã tạo tiền đề cho kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa và thu hút sự đầu tư từ nước ngoài cũng như lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Văn hoá
Việt Nam có một nền văn hoá rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc với hơn 4000 năm lịch sử. Đó là sự giao thoa văn hoá của 54 dân tộc anh em cùng tồn tại trên lãnh thổ hình chữ S. Bên cạnh đó, văn hoá Việt Nam còn có một số yếu tố từ sự kết tinh giao thoa giữa nền văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ cùng với nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam. Trong những năm gần đây, nền văn hoá Việt Nam còn có sự du nhập những yếu tố văn hoá hiện đại của phương Tây kết hợp với những yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc đã tạo nên những nét đặc sắc, độc đáo trong nền văn hoá Việt Nam.
Đa số người dân Việt Nam là không theo tôn giáo nào, 9,3% theo Phật Giáo, 6,75 theo Cơ Đốc Giáo, 1,5% theo Hoà Hảo và 1,1% là tín đồ Cao Đài. Đại đa số người dân Việt Nam có tục lệ thờ cúng tổ tiên, nhiều người theo các tín ngưỡng dân gian khác như Đạo Mẫu, và thường đến cúng tại các đền chừa Phật Giáo, Khổng giáo và Đạo giáo.
Vốn là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa cộng với các đặc điểm về văn hoá, dân tộc đã quy định những đặc trưng riêng của ẩm thực Việt Nam. Văn hoá ăn uống Việt Nam sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống) trong khi đó số lượng các món ăn từ động vật ít hơn. Ẩm thực chủ yếu dựa trên gạo, tương và nước mắm và có sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm (húng, tía tô, kinh giới…), gia vị thực vật (ớt, hạt tiêu, sả, hẹ…), các gia vị lên men (mẻ, mắm tôm, thính, dấm…) và các gia vị khác như nước cốt dừa, kẹo đắng… Món ăn Việt Nam được phối hợp nguyên liệu một cách tương sinh hài hoà với nhau và thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển”, như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm.
Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng và mỗi vùng lại có những món đặc trưng và mang hương vị riêng. Ví dụ như miền Bắc Việt Nam thì nổi tiếng với món phở, bún thang, bún chả, và các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… Miền Nam lại nổi tiếng với những món hải sản như chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là..v.v…; Miền Trung đặc trưng là những món ăn cay hơn đồ miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Những món đặc trưng của vùng như mắm tôm chua, mắm ruốc, nem chua, bún bò Huế, bánh tét…
Nét tiêu biểu nhất của trang phục truyền thống Việt Nam ngày nay là chiếc áo dài, thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, tang tế v.v…
Việt Nam được biết đến với rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như âm nhạc dân gian mang nét đặc trưng cho các vùng của Việt Nam: ca trù, hát quan họ, hát chèo (miền Bắc) nhã nhạc cung đình Huế, hát dặm (miền Trung), tuồng, cải lương, vọng cổ (miền Nam), hát then (đồng bào dân tộc miền Núi phía Bắc)…, nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật tranh tre, tranh Đông Hồ,… cùng nhiều làng nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống như làng làm Nón, làng Tơ Lụa, làng khảm trai, làng điêu khắc, làng làm gốm… Đây là những tài sản vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá mà Việt Nam luôn cố gắng không ngừng để giữ gìn, bảo tồn và giới thiệu đến bạn bè quốc tế.
Ở Việt Nam vào những dịp lễ hội truyền thống đã thu hút hàng ngàn khách du lịch quốc tế đến thăm. Những lễ hội truyền thống nổi tiếng như hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Đâm Trâu, hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Pô Dam của người dân tộc Chăm, hội đua voi Tây Nguyên…
Cảnh quan du lịch
Việt Nam với sông núi đất đai màu mỡ, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng, phong phú cùng truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng đã tạo nên vô số những chứng tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đặc sắc, là điểm dừng chân yêu thích của nhiều khách du lịch quốc tế. Mọi loại hình du lịch đều có mặt nơi đây: thám hiểm, sinh thái, văn hoá… Suốt dọc chiều dài đất nước có biết bao những điểm tham quan kỳ thú:
Những chùm thác Tây Nguyên ngày đêm tung bọt trắng xoá; Đà Lạt mơ mộng với hồ Than Thở và thung lũng Tình yêu; biển trời Nha Trang xanh thẳm; Tháp Chàm độc đáo, Thành phố Hồ Chí Minh phồn hoa, sôi,động; Cà Mau với rừng U Minh hoang sơ, hùng vĩ… Tất cả đã tạo nên một Việt Nam muôn màu muôn sắc.