Hồ Tây là một thắng cảnh của Thăng Long, từ khi Thăng Long được chọn làm kinh đô của nước Đại Việt, vùng Hồ Tây đã tham gia tích cực vào quá trình kiến tạo văn hóa Thăng Long. Hồ Tây là một vùng đất cổ, một không gian văn hóa đặc biệt của Hà Nội. Hồ Tây nằm sát khu vực Hoàng thành – trung tâm chính trị và khu vực 36 phố phường – trung tâm buôn bán của kinh thành Thăng Long xưa, nên muốn hiểu lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội dứt khoát không thể bỏ qua khu vực Hồ Tây. Giữa cái ồn ào, sầm uất của chốn phồn hoa đô hội, Hồ Tây giống như một “khoảng lặng” tạo nên sự cân bằng, hài hòa cho tổng thể không gian văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Hồ Tây là nơi du ngoạn, thưởng lãm, xây dựng hành cung của các bậc vua chúa, nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa cung đình, nơi đã từng đọng lại và xếp lớp biết bao huyền thoại, in dấu tích của biết bao tao nhân mặc khách – những danh nhân của chốn phồn hoa thứ nhất Long thành. Hồ Tây đã, vẫn, đang và mãi là niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội.
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc khu vực nội thành, nay thuộc quận Tây Hồ, có diện tích khoảng 500 ha và con đường vòng quanh hồ dài 17km. Sau khi đê sông Hồng được đắp, hồ Tây thành hình. Đến thời Hồng Đức (1470 – 1497), hồ Tây vẫn còn thông với sông Tô Lịch bằng hai cửa lớn, và cùng hòa với dòng nước sông Hồng. Hồ Tây và hồ Trúc Bạch vốn là một, đến năm 1620, một con đập được đắp từ đầu làng Yên Phụ (khu vực phường Yên Phụ hiện nay) nối với đầu làng Yên Quang (khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh hiện nay) gọi là “Cố Ngự Yển”, tức là đập Cố Ngự, có nghĩa là giữ vững. Đập Cố Ngự mỗi năm lại được đắp rộng ra, thành một con đê, rồi thành đường đi. Sau này, đập Cố Ngự trở thành đường Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên bốn mùa rợp bóng cây, ngăn hồ thành hai hồ như hiện nay. Xung quanh hồ từng có nhiều gò bãi. Theo sách Tây Hồ chí, cho đến thế kỷ XIX, quanh hồ Tây có gò Phượng Hoàng ở Thuỵ Chương, gò Hồi Long ở Trúc Bạch, gò Mã Huỷ ở Nhật Tân, gò Du Ngư ở Võng Thị, Trích Sài, Yên Thái, gò Ngũ Hành ở Trích Sài, gò Song Ngư ở Bái Ân… Những gò bãi ngày nay hầu như đã mất dấu, chỉ còn lại cảnh hồ nước mênh mông, phẳng lặng như một tấm gương, phản chiếu mây trời bảng lảng, hòa cùng một sắc. Trong mỗi thời khắc chuyển vần của trời đất, Hồ Tây luôn ẩn chứa những vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo. Vào mùa đông, mặt hồ mênh mang sương mù buổi sớm, từng đàn sâm cầm từ phương Bắc bay về tránh rét chen nhau ngụp lặn. Khi nắng lên, mặt hồ long lanh như pha lê. Vào những đêm trăng, Hồ Tây tuyệt đẹp, mặt trăng hiện lên vằng vặc, ánh trăng long lanh in xuống hồ gợn sóng lăn tăn như dát vàng dát bạc, đàn sâm cầm bơi lội dưới trăng như thực như mơ…
Hồ Tây đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, với sắc tím bằng lăng, cánh phượng hồng đỏ thắm mỗi độ hè về, hay cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết… Hồ Tây còn đẹp bởi trái tim ôm trọn trong mình nhũng trạng thái buồn vui của bao người, bao thời. Cảnh đẹp hồ Tây đã khiển Cao Bá Quát phải thốt lên “Tây Hồ chân cá thị Tây Thi” (Tây Hồ quả thực là một nàng Tây Thi). Xúc động trước cảnh Tây Hồ, Thánh Quát múa bút làm một mạch tám bài thơ, gọi là “Du Tây Hồ bát tuyệt”. Cả Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan – những nữ sĩ chẳng phải chỉ của một thời – dừng bước ngắm cảnh hồ Tây “lâng lâng chẳng bợn chút trần ai” mà lòng ngơ ngẩn lòng. Linh khí của Hồ Tây dường như đã gội sạch những bụi trần ai nơi tâm hồn các tao nhân mặc khách. Hồ Tây đẹp và quyến rũ còn bời những huyền thoại – những bí ẩn chìm sâu trong làn sóng nước mênh mông. Hồ Tây có rất nhiều tên gọi, mỗi tên gọi lưu giữ một sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại qua năm tháng. Tương truyền, hồ từng là một bến của sông Hồng, ở đây thường có sóng lớn nên gọi là Lãng Bạc. Hồ còn có tên là hồ Xác Cáo. Trên tấm bia “Hoàng Long Trích Sài thiên niên tự bi ký’’ đặt ở chùa Thiên Niên có ghi: ngày xưa hồ từng là một khu rừng lim rậm rạp, có con cáo chín đuôi thường ẩn nấp trong hang núi, luôn thay hình đổi dạng làm hại dân chúng quanh vùng. Thương dân, vua Lý Nam Đế (544 – 548) cử hai nàng công chúa đi học pháp thuật, rồi nhờ thần linh giúp sức trừ diệt hồ ly tinh. Sau khi con cáo chín đuôi bị giết chết, rừng lim bồng sụp xuống thành hồ, gọi là hồ Xác Cáo. Địa danh “Cáo đỉnh”, “Hồ khẩu” vẫn còn lưu giữ ở các làng quanh hồ. Hồ cũng có tên là Kim Ngưu (Trâu vàng), gắn liền với một sự tích Không Lộ thiền sư đúc chuông. Tương truyền, thiền sư Không Lộ dùng đồng đen đúc chuông ở thành Thăng Long, tiếng chuông vang vọng đến tận chân trời. Lúc đó, ở bên Trung Quốc có con nghé vàng lạc mẹ, nghe tiếng chuông ngân nga vọng đến, ngỡ tiếng mẹ gọi liền chạy sang nước ta, đầm quần khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long thành hồ lớn, tức là hồ Kim Ngưu. Mù Sương cũng là tên khác của Hồ Tây còn gọi là Dâm Đàm, vì mặt hồ thường phủ lên một lớp sương mù dày gắn liền với câu chuyện về người dân chài Mục Thận và Thái sư đầu triều Lê Văn Thịnh. Đến năm Quý Dậu (1573), triều Lê Thế Tông quy định kiêng tên húy cùa nhà vua là Lê Duy Đàm, nên hồ Dâm Đàm đổi thành hồ Tây. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng tên hồ Tây xuất hiện sớm hơn. Từ đầu thế kỷ XV, khi Hồ Quý Ly lên cầm quyền và thành lập vương triều Hồ, trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: Chàng về hồ, thiếp cũng về hồ, Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây. Câu ca là lời một người vợ vừa nhắn nhủ, vừa dọa chồng bằng một lối “chơi chữ” rất tinh: nếu anh theo họ Hồ thì em cũng về với họ Hồ, nhưng anh theo ông Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly, vị vua thứ hai cùa vương triều Hồ) thì em đi Hồ Tây. Âu đó cũng là một giai thoại hay, cả với ý nghĩa lịch sử và ngữ nghĩa văn chương. Như vậy, tên gọi “hồ Tây” là tên gọi dân gian chỉ hồ nằm phía tây khu vực phố phường Thăng Long, đã xuất hiện muộn nhất cũng vào đầu thế kỷ XV. Chỉ riêng tên gọi hồ Tây cũng đã ẩn chứa bao truyền thuyết thú vị từ thời tiền sử cho đến thời cổ, cận đại. Truyền thuyết lồng trong truyền thuyết mãi lưu truyền trong ký ức dân gian. Quanh hồ có vô vàn đình, đền, chùa, miếu, phủ, nổi tiếng là những danh lam cổ tự, tiêu biểu như đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, đền Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi gắn liền với sự tích dời đô của vua Lý Công Uẩn, rồi đến ngôi đình Yên Phụ (ngôi đình duy nhất ở Thăng Long thờ dọc chứ không thờ ngang), ngôi chùa Tứ Liên mái cong cong, rêu phong cổ kính …
Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ, giữa bát ngát hương sen và khung cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, chùa Trấn Quốc nằm trên doi đất nhỏ được ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, có cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng”, chìm trong một không gian riêng lạ, tách biệt hẳn với chốn phồn hoa đô hội bên ngoài. Trong khói hương nghi ngút hòa lẫn sương khói Tây Hồ, vườn tháp nhấp nhô cao thấp, nhỏ to lời vang vọng giữa hư vô, xen rõ tiếng ngọn chua me, cỏ ấu đang phập phồng hơi thở dưới chân tháp đầy hơi ẩm sương hồ, tiếng mõ cầu kinh nhịp đều trong gió như đang luận bàn sắc sắc không không. Tất cả dệt lên một không gian của hoài niệm, hư ảo. Ra phía trước sân chùa, thả tầm nhìn vào mênh mông sóng biếc, đứng dưới gốc bồ đề nguyên sinh từ Tây Trúc vốn được Tổng thống Ấn Độ đích thân mang đến, để cảm nhận mầu thiền nơi đất Phật. Trong gió chiều Trấn Quốc, dưới bầu trời bình lặng, Hồ Tây như một lão tăng chân tu, ngồi thiền trong hoàng hôn, lắng nghe câu kinh lời kệ giữa bốn bề mây nước, để ra ngoài những chuyện phế-hưng, phi-thị… Từ đường Nhật Tân đi vào, men theo con đường nhỏ quanh bán đảo làng Tây Hồ dẫn đến Phủ Tây Hồ nằm giữa đầm sen và những thửa vườn trồng hoa. Cổng Phù nằm sát bên trái, theo hướng Đông Bắc. Vượt qua cổng Phủ Tây Hồ sừng sững bên cây đa cổ, mở ra con đường vào Phủ uốn lượn theo mép hồ lơ thơ tơ liễu buông mành. Con đường nhỏ dẫn thẳng tới hai cây vối lớn hiếm thấy và một cây si cổ thụ ngay trước cửa Động Sơn Trang, vươn những chùm rễ đại ra mặt nước cho chim chóc đua nhau về làm tổ. Truyền thuyết về công trình văn hóa tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia này cũng là điều khiến không ít du khách trầm trồ tán thưởng.
Trong ký ức dân gian vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu còn vẹn nguyên sự tích về vị Thánh Mẫu được thờ trong Phủ Tây Hồ. Theo đó, Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên – con gái người thường dân Lê Thái Công ở An Thái – Vân Cát (Vụ Bản, Hà Nam) vào năm 1557. Lớn lên, nàng có nhan sắc tuyệt trần, giỏi thơ phủ, sau khi lấy chồng và sinh con – một trai, một gái – thì Giáng Tiên rời khỏi cõi trần, trở lại Thiên đình. Sau đó, nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần là Quế Nương và Thị Nương hậu vệ. Tiếp đó, nàng giáng trần nhiều lần đế hiển linh cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ bất lương, giúp đỡ người này, gia ơn cho kẻ khác, và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ. Tương truyền, chính tại mảnh đất Phù Tây Hồ ngày nay, tiên nữ Quỳnh Hoa đã hiển linh tái ngộ, xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất, hai người đã gặp gỡ, đàm đạo tại xứ Lạng). Khi đó, nàng đóng vai cô chù quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt. ít ngày sau, Trạng Bùng quay lại tìm cố nhân thì cả người lẫn quán đã bay theo gió ngàn, chỉ còn lại hồ nước mênh mông. Dân chúng lập phù thờ Tiên nữ Quỳnh Hoa, tôn xưng là Bà Chúa Liễu Hạnh, xem như một trong bốn vị “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc. Theo quan niệm dân gian, Bà Chúa Liễu Hạnh đã trờ thành một Mẫu quyền năng vô lượng và phân thân, hóa thân thành các thần linh cai quản muôn mặt của vũ trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản trên trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rùng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) cai quản trên sông biển. Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành, coi trọng vai trò của người mẹ trong tâm thức dân gian Việt Nam. Nhắc đến Hồ Tây, người ta sẽ nhớ ngay đến các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng trong lịch sử như: nghề dệt, nghề làm giấy, nghề đúc đồng, trồng hoa cây cảnh… Ngày nay, những nghề truyền thống đã mai một dần, lĩnh Sài, nhiễu Giấy không còn nữa, nhịp chày Yên Thái cũng chi còn là trong ký ức nhưng nó vẫn mãi là niềm tự hào cùa người dân vùng Hồ Tây nói riêng và Thăng Long – Hà Nội nói chung. Bên cạnh đó, một phần quan trọng tạo nên không gian văn hóa Hồ Tây chính là nhiều làng cổ ờ phía Tây cùa hồ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một địa danh, một “trầm tích lịch sử”. Làng Nghi Tàm là quê hương nữ sĩ Bà huyện Thanh Quan, có chùa Kim Liên nổi tiếng là một kiến trúc độc đáo. Làng Xuân Tảo có đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà Tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khè có chùa Bà Đanh. Làng Nhật Tân nổi tiếng với sắc thắm hoa đào mồi độ Tết đến xuân về… Mặc dù, làng quê thuở nào nay đã khoác lên mình diện mạo mới trong quá trình đô thị hóa với những khu nhà cao tầng, khách sạn, biệt thự liên tiếp mọc lên, nhưng nhiều làng vẫn còn giữ được nét đẹp nguyên sơ của làng quê với cổng làng, đình làng và những ngôi nhà cổ đã có tuổi ngoài trăm năm… Hồ Tây là góc lãng mạn bậc nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi vậy, Hồ Tây luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân, văn nghệ sĩ. Hồ Tây từ hiện thực đã đi vào thơ văn, âm nhạc. Và rồi, mồi khi câu ca, khúc nhạc, lời thơ về hồ Tây cất lên, lòng những người yêu Hà Nội lại nao nao một nỗi nhớ nhung man mác khôn nguôi. Có thể bạn đang quan tâm tới thông tin du lịch trong nước và thông tin du lịch nước ngoài?