Thủ đô Kathmandu
Nằm dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, Kathmandu được coi là thành phố của tôn giáo và nghệ thuật, nghi thức và lễ hội, cổ kính và hiện đại, thánh thiện và tâm linh, của du lịch và mộng mơ, của nắng gió và tuyết. Đây là địa điểm mà không du khách nào bỏ qua khi du lịch Nepal.
Nếu chỉ nhìn trên bản đồ du lịch, người ta dễ có cảm tưởng ở Kathmandu dền chùa nhiều hơn nhà ở. Trong vô số những đền chùa, bảo tháp ở đây, các công trình nổi tiếng hơn cả là Pashupatinath, Bouddhanath, Swayambhunath, Basantapur.
Swayambhunath với bảo tháp hình tròn đường kính 20m, cao 10m, nằm trên một ngọn đồi phía Tây thành phố. Dân dịa phương gọi đây là “chùa khỉ” bởi đây là nơi cư trú của mấy vị hậu duệ Tôn Ngộ Không. Để lên được đỉnh tháp, du khách phải leo 324 bậc tam cấp. Đây là nơi được coi là rất linh thiêng nên hàng năm vẫn có một lượng người rất lớn đến đây.
Bouddhanath là ngôi chùa Tây Tạng, được đặc trưng bởi bảo tháp hình tròn, bánh xe Mani và rợp trời 5 màu phướng cầu nguyện. Đây là một quần thể dền tháp Ấn giáo và các công trình ngày trước là cung điện với mái ngói trầm tối, lúc nào cũng đông nghịt du khách. Tất cả những đền đài, chùa tháp, cung điện nguy nga tráng lệ có hàng ngàn năm tuổi đời đều được làm bằng gỗ, với nghệ thuật khéo léo, tinh vi, kỳ tuyệt đến mức người ta ngờ rằng đó chỉ có thể là công phu của các vị thần.
Thủ đô Kathmandu ở độ cao 1500m, không có một toà nhà nào cao trên 10 tầng, đây là nơi có tới 7 Di sản Văn hoá thế giới. Kathmandu nằm trên những con đường xuất phát từ quảng trường. ở mỗi ngã ba đều có các tượng Phật, tượng Thân nghi ngút khói hương. Dọc theo các con đường là những ngôi nhà gỗ hàng trăm năm tuổi.
Thủ đô Kathmandu được người ta biết đến không chỉ là thành phố của những chùa vàng với những công trình kiến trúc tôn giáo đa dạng mà còn được biết đến là một thành phố của lễ hội. Nepal là một trong ít nước có nhiều lễ hội nhất thế giới, có tới 120 ngày lễ trong năm. Gần như ngày nào Kathmandu cũng tràn đầy âm thanh của một ngày lễ.
Dãy Himalaya
Himalaya là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi toạ lạc của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8000m, bao gồm đỉnh Everest. Để thấy dược kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua trong dãy Andes, với độ cao 6962m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có tới trên 100 núi khác nhau vượt quá 7200m.
Phần quan trọng nhất của dãy núi Himalaya nằm trên đất nước Nepal: 9/14 đỉnh núi cao nhất nằm trên lãnh thổ của nước này và có tới hơn 50 đỉnh núi cao hơn 7000m. Được mệnh danh là “mái nhà của thế giới” nên không có gì ngạc nhiên khi Himalaya có những dòng sông băng tuyệt đẹp, một số dòng sông có chiều dài lên tới hơn 30km.
Dãy Himalaya trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Từ lâu, Nepal đã được người ta biết đến với kỳ quan thiên nhiên số 1 thế giới. Đó là dãy núi Himalaya và đỉnh Everest cao nhất địa cầu. Đỉnh Everest được người dân địa phương còn gọi là Sagamatha (có nghĩa là Tiên mẫu của thế giới) với chiều cao 8848m và hiện vẫn đang tiếp tục cao thêm lên. Do vậy, Nepal đang vẫn ngày càng thu hút đông đảo người dân trên thế giới tới chiêm ngưỡng và khám phá.
Vườn quốc gia Hoàng gia Chitwan
Vườn quốc gia Hoàng gia Chitwan được thành lập năm 1954 với diện tích khoảng 300km2. Với sự nỗ lực không biết mệt mỏi của nhà nước và địa phương cùng với ý thức của người dân, hiện nay ở dây có 400 con tê giác, 80 con hổ, 50 loài có vú khác và hơn 400 loài chim. Nhà nước Nepal đã phải huy động gần 1000 lính có vũ trang túc trực ngày đêm để ngăn ngừa nạn phá rừng.
Vào tham quan nơi dây, du khách có cảm giác như mình đang ở trong một khu rừng rậm nguyên sinh với những loài thú to và dữ ngaỳ xung quanh, chỉ có diều là không có cảm giác mất an toàn khi đi tham quan mà thôi. Khách du lịch khi đến tham quan ở vườn quốc gia Chitwan đều ngồi trên voi và không chuyến nào không gặp các loài thú hoang dã. Có những con tê giác có khi chỉ cách đàn voi của bạn có vài mét, thậm chí có những đoàn tham quan còn có may mắn gặp được hổ nữa. Còn hươu nai và các loài chim thì gặp liên tục trong chuyến tham quan. Ở đây hầu như không xảy ra tình trạng phá rừng, dốt rừng nên rừng rất rậm rạp.
Xem thêm thông tin về du lịch Ấn Độ và du lịch Thái Lan tại đây.