Giới Thiệu Điểm Đến
Hải Dương vốn được biết đến như một trong những trung tâm văn hóa lớn, cùng nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Đây là vùng đất có rất nhiều di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi lưu giữ kho tàng văn học lịch sử có giá trị cao, không chỉ vậy Hải Dương còn có nhiều danh lam thắng cảnh mà có thể bạn chưa từng biết đến. Hải Dương tuy không phải là cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch nhưng lại hấp dẫn du khách bởi những di tích lịch sử lâu đời cùng phong cảnh bình yên, hữu tình.
Chương Trình Du Xuân: Chùa Trăm Gian - Côn Sơn Kiếp Bạc - Đền Thờ Chu Văn An - Văn Miếu Mao Điền
6h00 |
Quý khách tập trung tại điểm hẹn, xe và HDV đón Đoàn. |
6h30 |
Xuất phát đi Hải Dương, trên đường đi HDV sẽ thuyết minh và giới thiệu đểm đến |
8h30 |
Đền thờ Chu Văn An là nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời.
Toàn bộ công trình được trùng tu xây dựng đồng bộ, kiên cố theo đúng lối kiến trúc cổ. Bước lên hơn 100 bậc đá là ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An. Đền thờ gồm tiền tế và hậu cung, có kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái.Vẻ đẹp thiên nhiên của vùng này đã đi vào thơ ca: “Kiệt sơn thất thập nhị phong. Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh”. Tham quan xong, quý khách di chuyển đến tham quan Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là một trong các Di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vậy Côn Sơn Kiếp Bạc có gì hay : đây là quần thể kiến trúc cổ kính với quy mô rất bề thế và nổi tiếng, lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Quần thể di tích được phân ra 2 khu khách nhau: - Khu di tích Côn Sơn: Côn Sơn có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp. Phía bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu “Ngũ Nhạc linh từ” thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân (còn gọi là núi Côn Sơn) cao 200m, trên đỉnh có Bàn Cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân. Rừng ở Côn Sơn chủ yếu là thông, bạt ngàn, xanh tốt. Suối Côn Sơn chảy rì rầm từ Bắc xuống Nam, giống như tiếng đàn cầm vang vọng giữa mênh mông. Bắc qua suối là cây cầu Thấu Ngọc đã đi vào thơ ca, sử sách. - Khu di tích kiếp bạc: nằm trong một thung lũng trù phú, xanh tươi, ba phía có dãy núi Rồng hình tay ngai với hai nhánh Nam Tào và Bắc Đẩu bao bọc, phía còn lại là Lục Đầu Giang (nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình). Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Kiếp Bạc cũng là đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ trấn giữ cửa ngõ phía đông Kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay). |
11h30 |
Quý khách ra nhà hàng ăn trưa |
13h00 |
Đoàn lên xe di chuyển đến chùa Trăm Gian - Tọa lạc ở thôn quê yên bình, gần dòng sông Kinh Thầy, chùa Trăm Gian còn có tên chữ là Vĩnh Khánh. Ấn tượng đầu tiên khi bước chân vào ngôi chùa là không gian thanh tịnh với những mái ngói rêu phong, hành lang vắng lặng, vườn tháp cổ kính.
Được hình thành cách đây khoảng 1.000 năm, mang những giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa nhưng hiện nay chùa Trăm Gian không còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc từng có. |
14h30 |
Văn Miếu Mao Điền - Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, Văn miếu Mao Điền vẫn được gìn giữ và phát huy các giá trị, trở thành nơi tôn vinh đạo học, trọng trí tuệ, trí nhân, trọng hiền tài của xứ Đông xưa. Đầu năm, quý khách có thể đến đây để cầu trí tuệ, thành danh đỗ đạt cho mình và cho con cái. |
16h30 |
Đoàn lên xe di chuyển về Hà Nội, trên đường đi, quý khách vào mua đặc sản Hải Dương nổi tiếng là bánh đậu xanh về làm quà |
18h30 |
Về tới Hà Nội, HDV chào và hẹn gặp lại quý khách |
Giá Tour Trọn Gói
Lưu ý: Áp dụng cho đoàn từ 20 khách người lớn trở lên |
GIÁ BAO GỒM | KHÔNG BAO GỒM |
|
|
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.